Li luan va phuong phap GD the chat

Chia sẻ bởi Ngoc Đặng | Ngày 12/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Li luan va phuong phap GD the chat thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Huỳnh Ngọc Đặng
Nguyễn Thị Thúy Muội
Lê Ngọc Hương
Nguyễn Thị Hồng Diễm
Huỳnh Thị Ánh Tuyết
Phạm Thị Cẩm Tiên
Nguyễn Hùng Quyền
Lê Thị Diễm
Nhóm Thuyết trình
Bóng bàn là môn thể thao có lịch sử từ lâu đời và được rất nhiều người ưa thích. Về nguồn gốc của nó cho đến nay vẫn còn có nhiều quan điểm tranh luận rất khác nhau. Song theo ông Mantagu - Ch ủ t ịch danh dự Hiệp hội Bóng bàn thế giới thì năm 1880 có công ty bán dụng cụ TDTT đã quảng cáo bán các dụng cụ bong bàn, nên môn Bóng bàn ra đời khoảng năm 1880 ở nước Anh là tương đối chính xác.

I. Nguồn gốc của môn Bóng bàn.

Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về sự ra đời của môn Bóng bàn song tất cả đều khẳng định môn Bóng bàn là một môn thể thao vui chơi giải trí của các tầng lớp thượng lưu, cho đến nay môn Bóng bàn là một môn được phát triển rộng khắp trên thế giới đựơc mọi tầng lớp và mọi lứa tuổi tập luyện.
Vào khoảng 1890, một VĐV Anh quốc mang từ Mỹ về một một quả bóng được chế tạo bằng Xe lulo rỗng bên trong và dùng làm bóng đánh trên bàn.
Do loại bóng này có độ nảy lớn, khi đánh xuống bàn phát ra tiếng kêu “ping,pông...”nên có người đặt tên cho nó là “bóng ping pông”.

Đầu thế kỷ 20, môn bóng bàn được phát triển ở trung Âu và một số quốc gia khác ở châu Á, đặc biệt là Nhật Bản. Tiếp đó lan sang các nước ở châu Phi, châu Mỹ.... làm cho môn thể thao này phát triển mạnh trên phạm vi toàn Thế giới.
Sự phát triển của môn BB phụ thuộc chủ yếu vào sự cải tiến về thiết bị, dụng cụ và những quy định về cách chơi (luật).

II. Sự phát triển của môn Bóng bàn
Nếu cuối thế kỷ 19 môn BB mới chỉ dừng lại ở một trò chơi giải trí thì đến thế kỷ 20 đã dần trở thành một môn thể thao được thi đấu theo luật quy định.
Từ cuộc thi Vô địch BB Thế giới tổ chức 1926 đến nay sự phát triển của môn BB có thể tóm tắt như sau:



BB bắt nguồn từ châu Âu rồi lan truyền khắp thế giới thì việc trước những năm 50 của thế kỷ 20 các VĐV châu Âu hầu như làm mưa làm gió trên các giải BB thế giới, giành phần lớn ngôi vị quán quân là điều dễ hiểu.
Năm 1902, người Mỹ phát minh ra mặt vợt cao su đã làm thay đổi phần lớn kỹ chiến thuật trong BB, do mặt cao su có độ đàn hồi, độ ma sát tốt hơn so với mặt vợt gỗ đã tạo ra sự thay đổi về độ xoáy và một số cách đánh mới.
Thời kỳ này, tư tưởng chủ đạo về kỹ chiến thuật của các VĐV là coi trọng phòng thủ, coi nhẹ tấn công, lấy phòng thủ chắc chắn làm nguyên tắc cơ bản, làm cho trận đấu kéo dài vô nghĩa, mât hứng thú của khán giả.


* Các giai đoạn phát triển.

Để thay đổi tình trạng này, ITTF đã quyết định sửa đổi luật: tăng chiều rộng bàn bóng, hạ thấp chiều cao lưới, quy định thời gian thi đấu của mỗi ván đấu...
Biện pháp này đã cổ vũ và phát huy được lối đánh tấn công đẹp mắt, tăng nhanh nhịp độ thi đấu và trong chừng mực nào đó đã hạn chế được cách đánh phòng thủ tiêu cực.


1. Thời kỳ châu Âu độc tôn.

2. Sự đột phá của Nhật Bản.
Đầu những năm 50 của thế kỷ 20, người ta đã cải tiến vợt và sử dụng mặt vợt mút xốp. Loại vợt này mặt vợt có tính đàn hồi và phản lực tốt, tốc độ bóng đánh đi tăng lên thuận lợi cho cách đánh tấn công. Năm 1952 lần đầu tiên VĐV Nhật Bản đã sử dụng loại vợt này trong thi đấu giải Vô địch Thế giới với cách đánh vụt bóng xa bàn kết hợp với di chuyển nhanh đã dễ dàng giành được 4 HCV và chuyển ưu thế môn BB về với châu Á.



3. Sự bùng nổ của Trung Quốc.
Đầu những năm 50 của thế kỷ 20 Trung Quốc đã tham gia một số cuộc giải thi đấu lớn của Thế Giới. Nhờ việc tổng kết, tích lũy kinh nghiệm, nghiêm túc huấn luyện kỹ thuật cơ bản và thể lực nên trình độ các VĐV bóng bàn của họ nhanh chóng tiến bộ vượt bậc.
Năm 1959 TQ giành đựoc chức VĐ đơn nam Thế giới.


3. Sự bùng nổ của Trung Quốc.
Năm 1961 họ giành chức VĐ đồng đọi nam.
Trong 3 giải Vô địch BB Thế giới liên tiếp: 26,27,28 các VĐV Trung Quốc giành được hơn nửa trên tổng số HCV.
Trong thi đấu Quốc tế, Trung Quốc giành ưu thế áp đảo và hiện nay họ đã trở thành một cường quốc Bóng bàn được cả Thế giới thừa nhận. (Phải chăng luật bóng bàn Quốc tế sửa đổi thay đổi từ séc 21 xuống 11 là để hạn chế sự thống trị của các VĐV Trung Quốc trên Thế giới_Đó là ý kiến riêng của tôi)

Bước vào thập kỷ 70, các VĐV châu Âu qua nhiều năm thăm dò, tìm kiếm đã sáng tạo ra 2 cách đánh tiên tiến là: Lấy tấn công nhanh là chính kết hợp với cắt bóng và cách đánh lấy cắt bóng là chính kết hợp với tấn công nhanh. Kết hợp chặt chẽ độ xoáy với tốc độ, đồng thời sử dụng cách đánh tấn công gần bàn.
Sự học hỏi, giao lưu lẫn nhau giữa châu Âu và châu Á làm cho kỹ chiến thuật của môn BB đạt được trình độ cao mới và ngày càng hoàn thiện.

4. Cục diện đối kháng giữa châu Âu và châu Á.

Hiện nay các nước như Thụy Điển, Hungari, Croatia, Nga, Đức, Áo... của châu Âu và các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Triều Tiên,... (và cả Việt Nam!!!!) của châu Á trình độ thực lực tương đương nhau.
. Do đó trong những trận đấu quan trọng rất khó đoán được ai thắng thua, và sự cạnh tranh giữa 2 châu lục càng trở nên gay gắt hơn bao giờ hết.



Trong đánh đôi bóng phải chạm liên tiếp từ nửa mặt bàn bên phải của người giao bóng sang nửa mặt bàn bên phải của người đỡ giao bóng.Từ khi bắt đầu quả giao bóng đến khi bóng được đánh đi, quả bóng phải ở phía trên mặt bàn và đằng sau đường biên cuối bàn của người giao bóng và bóng không được che khuất tầm nhìn của người đỡ giao bóng bằng bất kỳ một bộ phận nào trên cơ thể hoặc áo quần của người giao bóng hoặc của người cùng đánh đôi với đấu thủ này. Ngay sau khi quả bóng đã được đánh
đi, cánh tay tự do của người giao bóng phải rời khỏi khoảng không gian giữa cơ thể của người giao bóng và lưới.
III. Luật chơi và cách chơi.
Lúc bắt đầu giao bóng quả bóng được đặt nằm im trên lòng bàn tay mở phẳng của tay không cầm vợt của người giao bóng.
Người giao bóng tung lên theo phương thẳng đứng, cao ít nhất 16cm, không được tạo ra bóng xoáy và không được chạm bất cứ một vật gì trước khi được đánh đi.
Khi quả bóng rơi xuống, người giao bóng sẽ đánh quả bóng đó sao cho bóng chạm bên mặt bàn mình trước và sau đó mới nẩy qua lưới hoặc vòng qua các bộ phận của lưới, chạm trực tiếp vào bên mặt bàn người đỡ giao bóng;
* QUẢ BÓNG TRẢ LẠI TỐT
Quả bóng được giao hay đỡ trả lại, đều phải đánh sao cho bóng vượt qua hoặc vòng qua bộ phận lưới và chạm trực tiếp phần bàn đối phương hay sau khi chạm vào bộ phận của lưới.
* TRÌNH TỰ THI ĐẤU
d) Trong đánh đơn, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng sẽ trả lại bóng tốt và từ đó người giao bóng và người đỡ giao bóng luân phiên trả lại bóng tốt.
e) Trong đánh đôi, người giao bóng đầu tiên thực hiện quả giao bóng tốt, sau đó người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt, rồi tới đồng đội của người giao bóng trả lại bóng tốt, kế tiếp đồng đội của người đỡ giao bóng trả lại bóng tốt và từ đó mỗi đấu thủ luân phiên nhau theo thứ tự trên mà trả lại bóng tốt.
Nếu trọng tài thấy nghi ngờ tính hợp lệ (không đúng luật) của quả giao bóng, đối với lần đầu tiên của một trận đấu thì tuyên bố đánh bóng lại và nhắc nhở người giao bóng;
a) Nếu tiếp tục trong trận đấu quả giao bóng của đấu thủ đó hoặc người cùng đánh đôi với anh ta (chị ta) bị nghi ngờ về tính hợp lệ, thì người đỡ giao bóng sẽ được 1 điểm.
b) Bất cứ khi nào có sự không tuân thủ rõ rệt các yêu cầu của quả giao bóng tốt, thì sẽ không cảnh cáo và người đỡ giao bóng sẽ được 1 điểm.
c) Trường hợp khác thường, trọng tài có thể nới lỏng những yêu cầu đối với một quả giao bóng tốt thì trọng tài được xác định rằng việc tuân theo những yêu cầu đó bị hạn chế do khuyết tật cơ thể của đấu thủ.
Mặt bàn không bao gồm các cạnh bên của mặt bàn.
Mặt bàn có thể làm bằng bất cứ chất liệu nào và phải có một độ nẩy đồng đều khoảng 23cm khi để quả bóng tiêu chuẩn rơi từ độ cao 30cm xuống mặt bàn đó.
Mặt bàn phải có mầu sẫm đồng đều và mờ, xung quanh mặt bàn có một đường vạch kẻ trắng rộng 2cm, mỗi vạch theo chiều dài 2,74m của bàn gọi là đường biên dọc, mỗi vạch theo chiều rộng 1.525m của bàn gọi là đường biên ngang (đường cuối bàn).
Phần mặt trên của bàn gọi là mặt đánh bóng (mặt bàn) hình chữ nhật dài 2.74m, rộng 1.525m, đặt trên một mặt phẳng nằm ngang cao 76cm tính từ mặt đất.
Quả bóng hình cầu có đường kính 40mm.
Quả bóng nặng 2,7g.
Quả bóng được làm bằng xen-lu-lô-ít hoặc chất nhựa dẻo tương tự, có mầu trắng hay màu da cam và mờ.
Vợt có thể có kích thước, hình dáng và trọng lượng bất kỳ nhưng cốt vợt phải phẳng và cứng.
Mặt của cốt vợt dùng để đánh bóng phải được phủ hoặc bằng mặt gai cao su thường, gai hướng ra ngoài, tất cả độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 2mm, hoặc bằng cao su mút với gai úp hay gai ngửa, tất cả có độ dầy kể cả chất dính không vượt quá 4mm.
Chất liệu phủ phải kéo ra tới các mép nhưng không được vượt quá các giới hạn của cốt vợt, trừ phần gần cán nhất và chỗ đặt các ngón tay có thể để không hoặc phủ bằng một chất liệu nào đó.
Mặt phủ cốt vợt hoặc mặt cốt vợt không phủ phải mờ, một mặt là mầu đỏ tươi và mặt kia là mầu đen.
Môn BB ra đời tại Anh sau đó phát triển rộng rãi ở các nước trên thế giới và đến năm 1920 mới xuất hiện ở Việt Nam.Miền Bắc được du nhập từ các thương gia Hoa Kiều còn miền Nam thì được du nhập từ Pháp.
Mặc dù BB gia nhập vào Việt Nam muộn nhưng trong các cuộc thi đấu quốc tế Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành tích cao:
- 1951: tại Giải vô địch thế giới lần thứ 18 tổ chức tại Áo, đồng đội nam VN đã xếp thứ 5 trong tổng số 27 đồng đội.
- 1954 tại Á hội Tokyo,Mai Văn Hòa đoạt giải vô địch đơn nam lần thứ 2, đội tuyển VN đã thắng đội tuyển Nhật Bản 5/3 ( khi đội Nhật là đương kim vô địch.
IV. Các thành tích của Việt Nam.
4/1966 ở giải quốc tế tại Bắc Kinh đồng đội nam xếp thứ 4 và đồng đội nữ xếp thứ 3.
10/1970 tại Bình Nhưỡng đội tuyển VN đã thắng đội Rumani 5/1.
4/1974 tại giải BB Châu Á ở Yôcôhama ( Nhật Bản) đồng đội nam xếp thứ 5 và đồng đội nữ xếp thứ 6.
1989 tại SEA games lần thứ 15 (Malaixia) Việt Nam đã đoạt 3 huy chương bạc.
1991 tai SEA games lần thứ 16 (Philipin) VN đoạt 1 huy chương vàng, 1 HC bạc và 2 HC đồng.
1997 tại SEA games 19 (Inđônêxia) VN đạt 1 HC vàng, 2 HC bạc và 3 HC đồng.
1996 tại giải trẻ Châu Á VĐV Đoàn Kiến Quốc đã đoạt HC vàng đơn nam.
V. Các cuộc thi đấu bóng bàn Quốc tế lớn.

1. Giải Vô địch bóng bàn Thế giới.
Là cuộc thi đấu Quốc tế được tổ chức sớm nhất, có ảnh hưởng lứon nhất và trình độ cao nhất đã tổ chức được 42 lần, trong đó các nước châu Âu giành quyền đăng cai 32 lần.
Giải VĐTG có 10 nội dung, đó là:
- Đồng đội nam.
- Đồng đội nữ.
- Đơn nam.
- Đơn nữ.
- Đôi nam.
- Đôi nữ.



- Đôi nam nữ.
- Thi đấu các cây vợt xuất sắc.
- Thi đấu an ủi, động viên (đơn nam, đơn nữ không có thưởng)
2. Cúp bóng bàn Thế giới.
Là cuộc thi đấu quan trọng do Liên đoàn BB Thế giới tổ chức, mỗi năm 1 lần.
Cúp này quy định chỉ có 16 VĐV tham gia thi đấu. Tư cách VĐV được tham gia đó là:
- Các VĐV ưu tú Thế giới do Liên đoàn công bố.
- Các VĐV vô địch đánh nội dung đơn của các châu lục.
- Vô địch đơn của Liên đoàn BB nước đăng cai tổ chức.
Thể thức thi đấu chỉ tiến hành một nội dung duy nhất là đánh đơn.
3. Bóng bàn trong Đại hội Olimpic.
Tại các kỳ Đại hội Olimpic, môn BB là một trong các nội dung thi đấu chính thức, do đó các nước tham gia đều có thể đăng ký tham gia tranh chức Vô địch của Đại hội về môn BB.

4. Giải Vô địch bóng bàn châu Á và Cúp bóng bàn châu Á.
Đây là 2 cuộc thi đấu bóng bàn quan trọng nhất của khu vực châu Á
- Giải Vô địch bóng bàn châu Á hình thành từ năm 1972 và cứ 2 năm tổ chức 1 lần.
- Cúp bóng bàn châu Á bắt đầu năm 1983 và mỗi năm tổ chức 1 lần. Cúp này được tổ chức theo phương thức Cúp bóng bàn Thế giới, chỉ thi đấu 1 nội dung đơn.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Ngoc Đặng
Dung lượng: 754,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)