Lê văn hưu - chương 4
Chia sẻ bởi Trần Dương |
Ngày 15/10/2018 |
46
Chia sẻ tài liệu: lê văn hưu - chương 4 thuộc Sinh học 9
Nội dung tài liệu:
Chương bốn
NHỮNG NGÔI SAO SÁNG CỦA QUÊ HƯƠNG
Kẻ Rỵ – Kẻ Chè xưa nổi lên nhiều nhân vật kiệt xuất, đến nay vẫn còn được nhắc nhở. Rất tiếc, các gia phả ở các họ mất mát nhiều nên hành trạng và công tích của nhiều nhân vật nổi tiếng bị mai một, số còn lại thì ghi chép sơ sài, truyền thuyết trong dân gian cũng ít ỏi rời rạc. Vì thế nên qua gần một ngàn năm lịch sử, bóng dáng của các nhân vật này cũng không còn giữ được những đường nét thật rõ ràng, việc ghi chép lại các “ ngôi sao sáng quê hương ” do đó gặp nhiều trở ngại.
Căn cứ vào Bảng tiên hiền hàng xã, Lê Gia Chính Phả (Kẻ Rỵ), Lê gia tộc phả (Kẻ Chè), Trần Tôn Thế phổ, Đỗ tôn thế phổ…và đối chiếu với sách vở, bi kí hiện nay còn giữ được ở chương này xin dựng lại các gương mặt các nhân vật nổi tiếng ở Kẻ Rỵ – Kẻ Chè xưa. Đó là những con người thông minh, có người là thần đồng, có nhân cách lớn, có người giữ những trọng trách của nhà nước xưa với quan điểm “ dân vi quý ”, có người nổi tiếng văn học và sử học mà công trình còn vang vọng đến ngày nay.
Những “ ngôi sao sáng quê hương ” này đã có thời thơ ấu và trưởng thành gắn bó với quê hương Kẻ Rỵ – Kẻ Chè và bằng tài năng của mình đã làm rạng rỡ cho quê hương đất nước.
1. Lê Lương: Ông là sơ tổ của họ Lê ở đất Kẻ Rỵ, là tổ 7 đời của nhà sử học Lê Văn Hưu. Theo gia phả thì tên huý của ông là Hùng Vũ. Có thể họ nhà Lê Lương có mặt rất lâu trên đất Kẻ Rỵ, đến đời ông thì “ gia thế giàu thịnh, thoc chứa hơn 100 kho, trong nhà nuôi tới 3000 môn khách (?).Đương thời gọi ông là “ nhà cự tộc châu Ai ” (hào tưởng Ái Châu). Những năm mất mùa dân đói, Lê Lương đã xuất của kho ra để cứu giúp, vì vậy xa gần đều xưng tụng công đức ”.
Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Tiếng tăm nhân đức của Lê Lương được vua Đinh hâm mộ, uy ítn của ông trùm khắp Cửu Chân. Cho nên trong một lần đi kinh lý, Đinh Tiên Hoàng đã “ vời ông đến hành tại ” giao cho ông cai quản đất Cửu Chân với chức vụ Đò quốc dịch sứ quán Cửu Chân phong tước Kim tử Quang lộc đại phu. Chức vụ này có tính chất cho truyền con nối, cho nên con cháu Lle Lương như Lê Dụng, Lê Chinh, Lê Quý …tiếp nối làm Quản giới xứ. Địa giới vua Đinh ban cho Lê Lương được ghi rõ: “ ban cho nửa kỳ (1) đất ”, “ động từ phân dịch, nam từ vũ long, lấy từ núi Ma La, bắc thuộc chân lên Kim Cốc ” tương ứng với đất Thanh Hoá ngày nay.
Lê hoàn nối ngôi vua Đinh vẫn xác nhận địa giới và chức tước của Lê Lương. Quân Tống xâm lược nước ta.
(1)Hán Việt tự điển: thuở xưa, mảnh đất vuông 1.000 dặm gọi là 1 kỳ.
Lê Hoàn đã liên kết với Lê Lương để dẹp loạn (Đinh Điền, Nguyễn Bặc) và đánh tan quân Tống. Lê Hoàn đã về tận Kẻ Rỵ gặp Lê Lương trước khi đem quân diệt Đinh Điền, Nguyễn Bặc ở miền Vĩnh Lộc ngày nay. Cái giếng to trước chùa ông Hưu vẫn còn nhiều dấu tích: bát đĩa ấm chén, trong đợt đón tiếp Lê Hoàn và tướng sĩ rửa không xuể nên “ tuồn ” cả xuống đáy, nay gọi là “ giếng ông Hưu ”. Lê Hoàn cong giao cho Lê Lương lo việc quân lương để đánh tống với chức tước còn ghi trong gia phả: “ Bộc xạ tướng quốc ”. Như vậy, trong thời kỳ mở nước tự chủ Đai Cồ Việt, Lê Lương đã đóng góp công lao không nhỏ, quê hương Kẻ Rỵ lúc này trở thành một trong những trung tâm chính trị của đất Cửu Chân và của đất nứơc. Một vùng đất Kẻ Rỵ như Cồn Mảng, Nền Chùa, Mả Choòng với các mau sâu, sông Rọc và các vỉa gạch cổ nay vẫn còn, có thể là dấu vết khu dinh thự, thành quách thưòi Lê Lương, chưa được ai khám phá.
Lê Lương lại là người rất hâm mộ đạo phật. Chưa rõ Phật giáo du nhập vào Kẻ Rỵ tự bao giờ, song đến thời Lê Lương đã rất phôn thịnh, Lê Lương đã bỏ của nhà ra xây ba chùa lớn Minh Nghiêm, Hương Nghiêm và Trinh Nghiêm. Chùa Hương Nghiêm xây dựng ngay trên đất Kẻ Rỵ. Đó là ngôi chùa to đẹp nguy nga, nổi tiếng cả vùng.
Trong văn bia chùa Hương Nghiêm có đoạn trong bài minh ca ngợi Lê Lương:
Lớn thay !
NHỮNG NGÔI SAO SÁNG CỦA QUÊ HƯƠNG
Kẻ Rỵ – Kẻ Chè xưa nổi lên nhiều nhân vật kiệt xuất, đến nay vẫn còn được nhắc nhở. Rất tiếc, các gia phả ở các họ mất mát nhiều nên hành trạng và công tích của nhiều nhân vật nổi tiếng bị mai một, số còn lại thì ghi chép sơ sài, truyền thuyết trong dân gian cũng ít ỏi rời rạc. Vì thế nên qua gần một ngàn năm lịch sử, bóng dáng của các nhân vật này cũng không còn giữ được những đường nét thật rõ ràng, việc ghi chép lại các “ ngôi sao sáng quê hương ” do đó gặp nhiều trở ngại.
Căn cứ vào Bảng tiên hiền hàng xã, Lê Gia Chính Phả (Kẻ Rỵ), Lê gia tộc phả (Kẻ Chè), Trần Tôn Thế phổ, Đỗ tôn thế phổ…và đối chiếu với sách vở, bi kí hiện nay còn giữ được ở chương này xin dựng lại các gương mặt các nhân vật nổi tiếng ở Kẻ Rỵ – Kẻ Chè xưa. Đó là những con người thông minh, có người là thần đồng, có nhân cách lớn, có người giữ những trọng trách của nhà nước xưa với quan điểm “ dân vi quý ”, có người nổi tiếng văn học và sử học mà công trình còn vang vọng đến ngày nay.
Những “ ngôi sao sáng quê hương ” này đã có thời thơ ấu và trưởng thành gắn bó với quê hương Kẻ Rỵ – Kẻ Chè và bằng tài năng của mình đã làm rạng rỡ cho quê hương đất nước.
1. Lê Lương: Ông là sơ tổ của họ Lê ở đất Kẻ Rỵ, là tổ 7 đời của nhà sử học Lê Văn Hưu. Theo gia phả thì tên huý của ông là Hùng Vũ. Có thể họ nhà Lê Lương có mặt rất lâu trên đất Kẻ Rỵ, đến đời ông thì “ gia thế giàu thịnh, thoc chứa hơn 100 kho, trong nhà nuôi tới 3000 môn khách (?).Đương thời gọi ông là “ nhà cự tộc châu Ai ” (hào tưởng Ái Châu). Những năm mất mùa dân đói, Lê Lương đã xuất của kho ra để cứu giúp, vì vậy xa gần đều xưng tụng công đức ”.
Đinh Tiên Hoàng dẹp 12 sứ quân, thống nhất đất nước, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Tiếng tăm nhân đức của Lê Lương được vua Đinh hâm mộ, uy ítn của ông trùm khắp Cửu Chân. Cho nên trong một lần đi kinh lý, Đinh Tiên Hoàng đã “ vời ông đến hành tại ” giao cho ông cai quản đất Cửu Chân với chức vụ Đò quốc dịch sứ quán Cửu Chân phong tước Kim tử Quang lộc đại phu. Chức vụ này có tính chất cho truyền con nối, cho nên con cháu Lle Lương như Lê Dụng, Lê Chinh, Lê Quý …tiếp nối làm Quản giới xứ. Địa giới vua Đinh ban cho Lê Lương được ghi rõ: “ ban cho nửa kỳ (1) đất ”, “ động từ phân dịch, nam từ vũ long, lấy từ núi Ma La, bắc thuộc chân lên Kim Cốc ” tương ứng với đất Thanh Hoá ngày nay.
Lê hoàn nối ngôi vua Đinh vẫn xác nhận địa giới và chức tước của Lê Lương. Quân Tống xâm lược nước ta.
(1)Hán Việt tự điển: thuở xưa, mảnh đất vuông 1.000 dặm gọi là 1 kỳ.
Lê Hoàn đã liên kết với Lê Lương để dẹp loạn (Đinh Điền, Nguyễn Bặc) và đánh tan quân Tống. Lê Hoàn đã về tận Kẻ Rỵ gặp Lê Lương trước khi đem quân diệt Đinh Điền, Nguyễn Bặc ở miền Vĩnh Lộc ngày nay. Cái giếng to trước chùa ông Hưu vẫn còn nhiều dấu tích: bát đĩa ấm chén, trong đợt đón tiếp Lê Hoàn và tướng sĩ rửa không xuể nên “ tuồn ” cả xuống đáy, nay gọi là “ giếng ông Hưu ”. Lê Hoàn cong giao cho Lê Lương lo việc quân lương để đánh tống với chức tước còn ghi trong gia phả: “ Bộc xạ tướng quốc ”. Như vậy, trong thời kỳ mở nước tự chủ Đai Cồ Việt, Lê Lương đã đóng góp công lao không nhỏ, quê hương Kẻ Rỵ lúc này trở thành một trong những trung tâm chính trị của đất Cửu Chân và của đất nứơc. Một vùng đất Kẻ Rỵ như Cồn Mảng, Nền Chùa, Mả Choòng với các mau sâu, sông Rọc và các vỉa gạch cổ nay vẫn còn, có thể là dấu vết khu dinh thự, thành quách thưòi Lê Lương, chưa được ai khám phá.
Lê Lương lại là người rất hâm mộ đạo phật. Chưa rõ Phật giáo du nhập vào Kẻ Rỵ tự bao giờ, song đến thời Lê Lương đã rất phôn thịnh, Lê Lương đã bỏ của nhà ra xây ba chùa lớn Minh Nghiêm, Hương Nghiêm và Trinh Nghiêm. Chùa Hương Nghiêm xây dựng ngay trên đất Kẻ Rỵ. Đó là ngôi chùa to đẹp nguy nga, nổi tiếng cả vùng.
Trong văn bia chùa Hương Nghiêm có đoạn trong bài minh ca ngợi Lê Lương:
Lớn thay !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Dương
Dung lượng: 40,64KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)