Lê văn hưu - chương 1, 2, 3

Chia sẻ bởi Trần Dương | Ngày 15/10/2018 | 42

Chia sẻ tài liệu: Lê văn hưu - chương 1, 2, 3 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

LỜI ĐẦU SÁCH


Viết lại lịch sử truyền thống của quê hương mình là nguyện vọng tha thiết của nhân dân Thiệu Trung. Từ nguyện vọng đó, năm 1982 Đảng bộ xã Thiệu Trung quyết định viết cuốn sách “Văn hoá truyền thống Kẻ Rỵ, Kẻ Chè”, giao cho Đảng Uỷ, Uỷ Ban và ban chủ nhiệm hợp tác xã thực hiện. Đòng chí Lê Huy Trâm được mời để viết cuốn sách này với sự cộng tác sưu tầm tư liệu của một số đồng chí khác nữa, dưới sự chỉ đao khoa học của giáo sư Vũ Ngọc Khánh thuộc viện Văn hoá dân gian.
Kẻ Rỵ, Kẻ Chè là mảnh đất có truyền thống ngàn năm nay, đã có những thời kỳ phát triển sôi nổi và rực rỡ.Trong sự biến dị của lịch sử, chuyện cũ hầu quên hết, dấu xưa đẹp đẽ mở dần, đó là điều đáng băn khoăn.
Năm 1961, đoàn cán bộ khoa học của Vụ bảo tồn bảo tàng thuộc bộ văn hoá về đây khảo cứu, phát hiện được bia và mộ chi của nhà sử học Lê Văn Hưu.
Năm 1981, đoàn cán bộ Viện sử học về đây lại phát hiện được cuốn Lê Gia Chính Phả và nhiều sự kiện có liên quan đến lịch sử nước nhà.
Tấm bia của chùa Hương Nghiêm không còn nữa nhưng văn bia này hãy còn, đã in vào sách ở Trung ương mà con cháu Thiệu Trung chưa biết.
Như vậy, ở ngay trên quê hương Lê Văn Hưu (và cũng chính là con cháu nhà khoa học yêu nước này).Ở ngay trên mảnh đất có nhiều chứng tích lịch sử của đất nước. có ngành nghề truyền thống, mà ngày nay đang phát huy để xây dựng CNXH người dân Thiệu Trung không nắm được chuyện mình, mà cứ tưởng chuyện xa xôi.
Chỉ nói từ năm 1945 đến nay, Thiệu Trung mạnh mẽ cùng cả huyện, cả tỉnh,cả nước tiến lên đạt nhiều thành tích,mà trước kia không có được. Thế mà,khi nhớ lại để ghi chép thì sách vở không có, khi hỏi thì người biết người quên, tài liệu gặp nhiều khó khăn, việc bồi dưỡng lòng tự hào gắn bó với quê hương không khỏi chung chung hình thức.
Cuốn sách “Văn hoá truyền thống Kẻ Rỵ, Kẻ Chè”cũng mới là công trình khởi thảo bước đầu để tiến tới viết cuốn “lịch sử địa phương”theo chủ trương của trên. Gom góp tư liệu để viết cuốn sách này và công lao của Đảng bộ và nhân dân xã Thiệu Trung. Tất nhiên việc cũ nhớ lại mười phần may còn được năm sáu, sự kiện và số liệu đôi chỗ có thể chưa thật chuẩn xác tuy rằng qua nhiều cuộc họp đọc duyệt là tất yếu trong các công trình sưu tầm nghiên cứu, mong rằng sẽ được bổ sung thêm.
Cuốn sách hoàn thành được là nhờ sự đóng góp của nhiều người.Trước hết là các cụ phụ lão trong làng các đồng chí xa gần đã cung cấp tư liệu bằng trí nhớ, bằng gia phả và các văn bản khác còn sót lại, bằng sự miêu tả nghề nghiệp cũng như phong tục tập quán xưa.
Đồng chí Đặng Ích Giớm, Trần Văn Hoàn, Vũ Đình Thiệu, Lê Văn Xuân, Trần Thị Lự, Lê Đăng Ước, Trần Minh Trinh, Phạm Văn Thành đã góp phần tích cực trong việc tổ chức viết sách.
Các đồng chí cán bộ cũ của xã: Trương Trọng Sương, Lê Văn Cương, Lê Văn Mơi, Lê Đình Thường, Trần Văn Chường, Lê Văn Quy… đã góp nhiều ý kiến quý báu.
Giáo sư Nguyễn Ngọc Khánh (Viện văn hoá dân gian)và nhà xuất bản văn hoá nhiệt tình giúp đỡ.
Xin trân trọng cảm ơn

ĐẢNG UỶ, UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ THIỆU TRUNG


LỜI GIỚI THIỆU

Cùng với khuynh hướng lịch sử địa phương đang được phát triển ở các ngành các cơ sở việc biên soạn những tập sách giới thiệu truyền thống – chủ yếu là truyền thống dân gian, đã được đẩy mạnh ở nhiều nơi. Một số tỉnh, thành đã sắp sửa xuất bản những tập địa chỉ văn hoá dân gian dày dặn: Vĩnh Phú (1986), Nghệ Tĩnh, Hà Nội (đang in).Lý luận và kinh nghiệm biên soạn loại sách này đang phải chờ sau một quá trình thực hiện mới có thể đúc kết được. Ý kiển trao đổi về vấn đề này hiện nay cũng còn rất ít. Tuy vậy sự hưởng ứng chung lại cho thấy có nhiều phấn khởi.Muốn có được một cuốn sách lịch sử xã, lịch sử ngành nghề là nguyện vọng tha thiết của mọi người của của Việt Nam đang sinh sống ở từng địa bàn hoạt động, kể cả ở nước ngoài.Nhưng để có một cuốn sử như vậy còn phải có nhiều thời gian, nhiều công phu tìm tòi nghiên cứu. Những tập sách biên soạn theo giáo độ văn hoá, văn nghệ dân gian có thể buớc đầu ứng đáp phần nào khát vọng này. Vì nếu tư liệu dân gian được khai thác một cách toàn diện theo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Trần Dương
Dung lượng: 118,99KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)