Lễ hội các vùng miền Việt Nam

Chia sẻ bởi Phùng Nam Giang | Ngày 12/10/2018 | 130

Chia sẻ tài liệu: Lễ hội các vùng miền Việt Nam thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Phòng Giáo dục đào tạo Gia Lâm
Trường Tiểu học Dương Xá



Vùng
Nam Bộ


Vùng
Duyên HảI
Trung Bộ


Vùng
Bắc Bộ



Vùng
Việt Bắc
Tây Bắc



Vùng
Tây Nguyên

Lễ Hội Dân Gian Việt Nam


Vùng Đồng Bằng Bắc Bộ
Lễ
Hội
Lễ Hội


Vùng Đồng Duyên Hải Trung Bộ
Lễ
Hội
Lễ Hội


Vùng Đồng Tây Bắc Việt Bắc
Lễ
Hội
Lễ Hội


Vùng Tây Nguyên
Lễ
Hội
Lễ Hội


Vùng Nam Bộ
Lễ
Hội
Lễ Hội
Lễ Rước Nước Trên Sông Hồng

Hằng năm, từ ngày 10 đến 12-2 âm lịch, nhiều xã ven sông Hồng thuộc huyện Châu Giang (Hưng Yên) đều tổ chức lễ rước nước, trong đó lớn nhất phải kể đến lễ rước nước của xã Dạ Trạch và Bình Minh với hàng nghìn người tham dự. Từng đoàn thuyền bơi từ xã sang bãi Tự Nhiên, nơi xưa kia chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung lần đầu gặp gỡ, rồi quây thành vòng tròn ở giữa sông để lấy nước đổ vào chóe, dùng làm nước thờ cả năm.

Cứ vào dịp từ ngày 10 đến 12-2 âm lịch, nhân dân các xã Bình Minh, Mễ Sở, Dạ Trạch thuộc huyện Châu Giang (Hưng Yên) thường tổ chức lễ hội tưởng nhớ đức Thánh Chử Đồng Tử. Cũng có năm không mở hội lớn nhưng lễ rước nước rất đặc sắc thì năm nào cũng được tiến hành trên một dải sông Hồng, theo truyền thuyết là nơi diễn ra cuộc hội ngộ có một không hai giữa chàng trai nghèo Chử Đồng Tử và công chúa Tiên Dung.


Lễ rước nước là một nghi thức tâm linh rất đặc sắc biểu hiện tín ngưỡng cầu nước của những cư dân sống với nền văn minh lúa nước ven sông Hồng. Hầu như mọi thủ tục, mọi hoạt động trong lễ rước này như múa rồng, rước cá, chèo thuyền, rước nước, v.v. đều có liên quan nước - một yếu tố rất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Thông qua nghi thức này, nhân dân muốn cầu cho mưa thuận gió hòa để cấy cày thuận lợi, đặng "lấy đầy bát cơm". Lễ hội đền Chử Đồng Tử thôn Đa Hòa và đền Dạ Trạch năm nay nằm trong chương trình du lịch quốc gia "Việt Nam - điểm đến của thiên niên kỷ mới". Lễ rước nước trong hội Chử Đồng Tử sẽ cùng diễn ra ở cả hai xã Bình Minh và Dạ Trạch vào ngày 15-3 (tức ngày 10-2 âm lịch).

Lễ hội Chọi Trâu
"Dù ai buôn đâu bán đâu
Mồng chín tháng tám chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Mồng chín tháng tám thì về chọi trâu"


Hội chọi trâu ở Ðồ Sơn có từ bao giờ? Tới nay chưa tìm ra chứng cớ hoặc văn bản nào ghi lại. Còn truyền thuyết về nguồn gốc lễ hội "độc nhất vô nhị" này thì có rất nhiều. Mỗi một truyền thuyết đều gắn với một sự tích kỳ bí khác nhau, nhưng đều khẳng định: Hội chọi trâu là mỹ tục hào hùng mang tính thượng võ, tính táo bạo và lòng quả cảm rất độc đáo của người Ðồ Sơn.

Hội chọi trâu Ðồ Sơn đã từng mai một trong suốt một thời gian dài. Cho đến năm 1990, Ðảng bộ, chính quyền thị xã Ðồ Sơn đã khôi phục hội chọi trâu truyền thống. Ðể có những ngày hội náo nức, người dân Ðồ Sơn phải chuẩn bị rất công phu trong khoảng 8 tháng. Ðiều quan trọng bậc nhất là việc tìm và nuôi dưỡng trâu. Sau Tết âm lịch, các "sới chọi" đều cử người có nhiều kinh nghiệm đi khắp nơi để mua trâu. Nhiều người Ðồ Sơn thường đến những vùng lân cận như Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình... và một số huyện ở ngoại thành Hải Phòng để tìm kiếm trâu. Theo kinh nghiệm thì trâu chọi ở những nơi này thường giật giải nhiều hơn. Chọn trâu là một công việc cầu kỳ và tỉ mỉ. Những con trâu đủ tiêu chuẩn là những con trâu đực khoẻ mạnh: ức rộng, cổ tròn dài và hơi thu nhỏ về phía đầu. Ðó là trâu cổ cò. Lưng trâu càng dày, càng phẳng càng tốt. Háng trâu phải rộng, nhưng thu nhỏ về phía hậu, càng nhọn càng quý. Sừng trâu phải đen như mun, đầu sừng vênh lên như hai cánh cung, giữa hai sừng có túm tóc hình chóp trên đỉnh đầu là khoáy tròn. Mắt Trâu phải đen, tròng đỏ. Mặt trâu càng giống mặt ngựa là trâu chọi hay.

Lễ hội đền Bà tấm
Đền Bà Tấm thuộc xã Dương Xá, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội, xưa thuộc trang Thổ Lỗi, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An, tỉnh Bắc Ninh. Dương Xá gồm ba thôn là Dương Đình, Dương Đá và Dương Đanh (Tam Dương), xưa nữa là ba ngõ trong một làng, đền Bà Tấm nằm trên đất của thôn Dương Đá . Trước đây riêng Dương Xá là một xã, nhưng nay hợp với Thuận Quang và Yên Bình thành xã Dương Xá mới.

Trong hậu cung đền có tượng bà Tấm (Nguyên Phi ỷ Lan) và sáu tượng nữ khác gọi là lục bộ. Gian ngoài có đặt một số đồ thờ và chiếc ngai, trên ngai có bài vị ghi "Lý triều đệ tam hoàng thái hậu" và một vài bia ký ở hai gian bên cạnh. Đặc biệt có bộ khám long đình rất đẹp mang niên đại thời Mạc.

Hàng năm ngày tiệc lệ chính là 19-2 âm lịch, ngày hội lớn là 25-7, tương truyền là ngày giỗ bà. Ngoài ra vào các dịp xuân thu, những ngày sóc vọng đều có lễ trong đền.


Ngày 19-2 âm lịch tương truyền là ngày sinh của bà Tấm. Ngày hội được mở đầu bằng một đám rước long trọng rước nước. Đám rước khởi hành từ đền Bà Tấm lên tới giếng nước cạnh chùa làng Sủi (Phú Thị) cách đền khoảng 2km. Đi đầu đám rước là cờ ngũ hành, tiếp đến là Tổng cờ, rồi đến chiêng, trống, bát bửu. Liền sau đó là long đình rước bà Ỷ Lan (bài vị), có những người phục dịch theo kiệu. Đường đi từ đền theo đường 179 ngày nay lên Sủi. Sau kiệu Bà là kiệu đựng chóe dùng lấy nước. Các cụ già còn nhớ trước kia trong đền có một chiếc chóe bằng sứ Nhật Bản rất cao và to, nhưng nay đã bị mất. Ngoài ra là kiệu của các thôn thuộc Dương Xá và tất cả các làng cấy ruộng nhà đền. Do vậy mà đám rước rất lớn và dài, bởi vì ruộng đất lộc của bà trải rộng tới tận Nghĩa Trai, Bình Trù, Liên Mỹ. . . Bà cũng được coi là Mẫu nghi thiên hạ. Do qui mô của đám rước dài và lớn như vậy nên nó kéo dài tới bốn năm tiếng đồng hồ mới rước được nước về tới đền.
Không nơi đâu như ở nơi đây: truyền thuyết và dã sử, hiện thực và thần thoại người đời thường và thần thánh đã thống nhất, hòa quyện trong một câu chuyện hấp dẫn lạ lùng, hàm chứa bao ý nghĩa sâu xa, đặc sắc đến mức tuyệt vời.

Chử Ðồng Tử được tôn vinh là một vị thần linh trong "tứ bất tử" của dân tộc Việt. ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, nhất là vùng ven sông Hồng, sông Ðuống, có đến hàng trăm nơi lập đền thờ Chử Ðồng Tử hoặc công chúa Tiên Dung, nhưng đền thờ Tình yêu chính là nơi đây-đền Ða Hòa và đền Dạ Trạch (Khoái Châu, Hưng Yên).


Lễ Hội Tiên Dung - Chử Đồng Tử
Lễ Hội Chùa Hương

Ngày xưa, các cụ nói hội chùa tự mở và tự đóng. Thường là sau tết Thượng Nguyên (rằm tháng giêng) khách đã đông đúc về hội đến khoảng rằm tháng ba thì vãn khách.

Ngày nay, hội chùa mở sớm hơn, Ban tổ chức hội lấy ngày mồng sáu tháng giêng để khai hội. Ngày này vốn là ngày lễ khai sơn (lễ mở cửa rừng) của người làng Yến Vĩ và Phú Yên. Lễ mở cửa rừng của làng Yến Vĩ tổ chức ở đền Ngũ Nhạc, xưa, đền thờ sơn thần (ông Hổ), một tín ngưỡng linh vật. Sau đó có sự hòa trộn với nhân thần để ra đời vị thần tên là Hùng Lang con ông Hùng An một vị tướng thời Hùng Vương có công dẹp giặc Ân trừ bạo cho nước (3). Còn làng Phú Yên làm lễ mở cửa rừng ở đền Hạ cũng thờ sơn thần. Lễ khai sơn vốn là nghi lễ nông nghiệp của người Việt cổ tạ thần núi, tạ chúa sơn lâm mong trong năm làm ăn gặp nhiều may mắn, mưa gió thuận hòa, con người an khang tráng kiện, không bị thú dữ ăn thịt. Nay lễ này còn sót lại ở một số vùng người Mường. Đối với cư dân ở đồng bằng, lễ khai sơn không còn nữa mà có lễ hạ cây nêu (mồng bảy tháng giêng) chấm dứt một tuần vui tết để bắt tay vào mùa làm ăn mới.
Ngày nay, nghi thức mở cửa rừng hàm chứa ý nghĩa mới, đồng nghĩa với mở cửa chùa. Do biến động về địa lý nên đền Trình của chùa Hương, xưa là ở đình của làng Đục Khê, gần con sông Đáy, nay chuyển vào đền Ngũ Nhạc của thôn Yến Vĩ (nơi diễn ra lễ mở cửa rừng) và có tên gọi mới là đền Trình
Hội Lim


Đã thành lệ, hàng năm, đến cữ 13 tháng Giêng, dân sở tại hay du khách khắp nơi lại nô nức rủ nhau đi dự Hội Lim, để được say sưa trong không khí hội hè, để được nghe những liền anh liền chị giao cảm đắm say trong điệu hát lời ca quan họ và xem tục kết chạ, kết bạn đầy tình nghĩa.

Địa điểm tổ chức Hội Lim là đồi (núi) Lim, tức Hồng Vân Sơn (sở dĩ gọi là đồi Lim vì trước kia ở đây mọc toàn lim), thuộc địa phận xã Lũng Giang, huyện Tiên Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Từ Hà Nội theo quốc lộ 1, đi chừng 25 km (cách ga Lim chừng 1 km), ta sẽ tới Hội Lim.

Lễ Hội Đền Hùng

Có thể nói Phú Thọ là cái nôi sinh thành của dân tộc Việt Nam – nơi mà cách đây hàng ngàn năm đã ra đời Nhà nước đầu tiên của người Việt, cũng là Nhà nước sớm nhất của vùng Đông Nam Á- Nhà nước Văn Lang các vua Hùng. Phú Thọ, nơi có đền Hùng - cội nguồn linh thiêng của cả dân tộc Việt Nam, với sức hút tâm linh không phải dân tộc nào cũng có.

Thông thường, sự có mặt của một kinh thành không phải bao giờ cũng kéo theo nơi thờ cúng linh thiêng của cả dân tộc. Nhưng ngược lại, tại Phú Thọ, ngọn núi Nghĩa Lĩnh lại từng là nơi tế Thần, nơi tế Đất Trời của nhiều vị vua Việt Nam đầu tiên. Nơi đây lại là nơi gắn kết khằng khít với sự ra đời, với sự nghiệp dựng nước và giữ nước với nền tảng vật thể là nền văn minh Đông Sơn.


Người Khơ Mú ở Nghệ An thường làm lễ Pa Sưm trước lúc tra hạt trên nương rẫy. Đây là lễ cầu khấn trời đất, tổ tiên và các thần linh cho nương rẫy được bội thu.

Chủ lễ là người phụ nữ trong nhà. Bà đóng vai Mẹ lúa, tượng trưng cho sự sinh sôi, nảy nở. Trước tiên, Mẹ lúa dọn một khoảnh đất khoảng 2m2, đủ để đặt mâm làm lễ cúng ở một chỗ tương đối bằng phẳng trên rẫy, gọi là Mắt rúc. Mẹ lúa đặt mâm cúng vào giữa Mắt rúc, trong mâm ngoài xôi, rượu, muối nhất thiết phải có một con gà luộc và con gà này phải là gà trống lông đen. Mẹ lúa trong trang phục cổ truyền chỉnh tề, trước mâm lễ đọc bài cúng, nội dung cầu khấn Hrôi Yvang (Thần Ông trời) làm cho mưa thuận gió hòa, Hrôi Ptê (Thần Đất), Hrôi Hrê (Thần Nương rẫy) làm cho hạt giống mau nẩy mầm, lên xanh tốt, bông to, hạt mẩy, muông thú không phá hoại.

Mẹ lúa làm lễ xong, mọi người bắt tay vào tra hạt. Tra hạt xong Mẹ lúa làm lễ tưới
Lễ Pa Sưm là một lễ trong hệ thống các lễ tục nông nghiệp của người Khơ Mú. Nó phản ánh niềm tin của đồng bào vào thiên nhiên (trời, đất, nương rẫy…) có linh hồn, phản ánh ước muốn của họ về mùa màng bội thu, cuộc sống đầy đủ.
Lễ "Pa Sưm" của người Khơ Mú
Hàng năm, lễ cầu mùa của dân tộc Tà Ôi tỉnh Thừa Thiên-Huế được tổ chức sau Tết âm lịch. Thường thì từ 3-5 năm người ta mới tổ chức một lần vào những năm có những sự kiện quan trọng như: tạ ơn Yang (Trời) về việc liên tục được mùa hoặc cầu được mùa nếu mùa màng thất bát, cầu sức khoẻ...

Lễ hội thường tiến hành trên nhà rông và trong sân chung của làng. Chủ lễ là một già làng, và 7 già làng khác tham gia phụ lễ. Lễ vật dâng cúng gồm: cây chuối có buồng quả, mía nguyên cây, rượu cần, trâu, dê, gà, chuột nướng trong ống tre, cá nướng bằng que, xôi, cốm, gạo... Vật dùng để làm lễ cúng có axom (một chùm sợi xoăn được tước nhỏ từ một cành hóp dùng để vẩy nước, vẩy rượu cúng lên xà nhà) và asiêu (một khúc gỗ tròn dài khoảng 15cm, được bổ đôi thành hai mảnh, mặt phẳng của mỗi mảnh được vẽ bùa chú trang trí) dùng để xin keo (bói âm - dương), ngoài ra còn có kiếm, khiên và dải vải gièng để phủ lên đầu trâu trước khi đâm.

Lế cầu Mùa của dân tộc Tà Ôi
Lễ cúng cơm mới của người Thái
Con Cuông - Nghệ An

Từ xa xưa tổ tiên người Thái tin rằng, để có một vụ mùa bội thu, thì sự phù hộ của đất trời là rất cơ bản. Vì vậy, để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, trời đất, sau mỗi vụ thu hoạch các gia đình đều phải làm Lễ cúng cơm.
Cũng như cộng đồng tộc người Thái Tây Bắc, người Thái ở Con Cuông, một huyện miền núi ở phía Tây nam của tỉnh Nghệ An, cũng có những nét văn hoá tín ngưỡng rất phong phú, trong đó có Lễ cúng cơm mới thể hiện tính tín ngưỡng rất sâu sắc. Bởi từ xa xưa tổ tiên người Thái tin rằng, để có một vụ mùa bội thu, thì sự phù hộ của đất trời là rất cơ bản. Để thể hiện lòng biết ơn đối với tổ tiên, trời đất, sau mỗi vụ thu hoạch các gia đình đều phải làm Lễ cúng cơm. Người Thái rất coi trọng Lễ này cho nên họ thường nhờ các bậc cao niên, người có uy tín và am hiểu tục lệ xem ngày tốt để làm lễ. Trong lễ cúng, chủ hộ có thể tự cúng hoặc mời ông mo có tiếng trong bản đến giúp gia đình.

Hội Cơ Tu - Đà Nẵng
Trong tiếng cồng chiêng ngân vang, tiếng hú gọi bầy, tiếng gió đại ngàn, tiếng suối róc rách, tiếng con mang tác từ xa vọng lại, tiếng ngọn lửa tí tách, những điệu múa từ ngàn đời truyền lại được luân chuyển như muốn cuốn cả đêm sâu. Trong sắc áo Cơtu truyền thống, già làng cài đầu bằng lông công; con trai, con gái cài đầu bằng thanh ruột nứa rừng thanh mảnh. Con trai làng lực lưỡng cầm giáo, khiên, múa lửa, múa tân tung, dà dá (đâm trâu, đâm thú). Con gái dịu dàng trong các điệu múa phát rẫy, làm nương, chọc tỉa, tuốt lúa, giã gạo, sàng sảy; cả con trai, con gái cùng vào sân múa bài Anh em dân tộc Cơtu đoàn kết. Cả bầu trời đêm như nín thở để cuốn hút bởi ma lực trầm hùng của tiếng cồng chiêng Cơtu, đôi chân nhỏ nhón nhảy, đôi bàn tay như nâng cánh hoa dâng lên Giàng của các thiếu nữ, thân hình vạm vỡ, cánh tay săn chắc như cánh cung của các chàng trai. Đêm hội như lặng đi trong thẳm sâu, da diết, dìu dặt lời ru con của người mẹ Lê Thị Tiễu: Con ơi con! Con ngủ cho chín để mẹ đi làm. Con ngồi ở nhà để mẹ đi giữ lúa ba trăng. Mẹ gởi con cho chị con trông để mẹ hông xôi cho con ăn. Con nín nín đi con, cho mẹ đi làm. Nếu như giọng ru đằm thắm nỉ non bao nhiêu, thì lời tỏ tình của đôi trai gái yêu nhau mời gọi bạn tình càng tha thiết, giục giã bấy nhiêu: Em ơi, em đẹp lắm! Tay em đẹp tựa trái chuối chín vàng. Chân em đẹp tựa cây môn trắng. Em gái ơi! Ngồi tảng đá, em gọi tên anh, ngồi trên ghềnh, anh gọi tên em. Hỡi nàng, nàng ơi! Hỡi chàng, chàng ơi!

Hội Đua Thuyền - Quảng Ngãi
Là một xã ở đông nam huyện Sơn Tịnh, Tịnh Long nằm ở tả ngạn sông Trà Khúc, gần sát cửa Đại Cổ Luỹ xưa vốn là một thương cảng chính, khá sầm uất của tỉnh Quảng Ngãi. Bởi vậy, bên cạnh nghề nông với ruộng vườn xanh tốt, cư dân Tịnh Long còn làm nghề trên sông, biển. Chắc hẳn đó là lý do sinh ra hội đua thuyền có từ nhiều thế kỷ trước. Xét về thuỷ trường thì đoạn sông Trà Khúc ở Tịnh Long nước êm, có độ sâu trung bình 2-3 mét, lòng sông phẳng. Phía bắc Tịnh Long có các đồi núi thấp, phía nam, nơi hữu ngạn, là Cổ Luỹ cô thôn, với các đồn Thạc Sơn, Bàn Cờ... cùng tạo nên một phong cảnh sơn thuỷ hữu tình, một khung cảnh thiên nhiên lý tưởng cho một lễ hội tưng bừng rộng thoáng như lễ hội đua thuyền.

Hội Vật Cù ở Thanh Chương

Theo các bậc cao niên thuộc vùng trung du tỉnh Nghệ An, hội vật cù ở đây có từ khoảng đầu thế kỷ 15. Bắt nguồn từ việc chọn những lực sĩ khỏe mạnh, nhanh nhẹn để sung vào đội quân của tướng Phan Đàn - một võ tướng của vua Lê Thái Tổ, coi việc quân ở vùng này, dần dà hội vật cù trở thành một sinh hoạt mang tính hội lễ đậm nét dân gian được mọi người ưa thích và phổ biến, đi vào đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào vùng Thanh Chương, Đô Lương, Nam Đàn, mà sôi nổi, náo nhiệt hơn cả là ở những vùng dọc hai bờ sông Găng (một nhánh của sông Lam) - Thanh Chương, nơi được xem là xuất xứ của trò chơi này.


Ðã từ bao đời nay, lễ hội Cá Ông (còn được gọi là lễ tế cá Voi) là lễ hội lớn nhất của ngư dân tỉnh Quảng Nam - Ðà Nẵng. Thờ phụng Cá Ông ở miền đất này không chỉ được xem là sự tôn kính thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. Lễ hội được diễn ra trong hai ngày vào trung tuần tháng 3 âm lịch. Trong ngày lễ bàn thờ được trang hoàng hết sức rực rỡ, trang nghiêm. Các nhà đều đặt bàn hương án bày đồ lễ cúng. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm đầu tiên tại làng Cá Ông dưới sự điều khiển của các vị chánh bái, là những vị cao niên, có uy tín lớn trong làng chài.

Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (thường không dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu mong mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lọng an toàn.

Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức "xin keo". Ðó là lễ Cá Ông chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, dàn nhạc trình diễn, hát bội... Trong suốt ngày hội, các tàu thuyền dù ở xa cũng tập trung về bến để tham gia lễ hội Cá Ông.

Lễ hội Cá Ông

Lễ Hội Cầu Ngư
Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội. Ngay sau Tết Nguyên đán cả nước lại rộn ràng tưng bừng với hàng ngàn lễ hội lớn nhỏ thấm đẫm văn hoá truyền thống gắn liền với đời sống tâm linh của con người Việt Nam.

Theo tục lệ đã có từ vài trăm năm trước, lễ hội thường được tổ chức ba năm một lần, vui chơi, lễ tế trong vòng 3 ngày, rải rác từ giữa tháng giêng đến tháng 3 âm lịch. Thông thường lễ chánh tế được cử hành vào lúc nửa đêm, nhằm cầu an cho xóm làng và tưởng niệm những người đã khuất, khoảng 5 giờ sáng là lễ cầu ngư, diễn trò bên bờ và dưới nước. Vui và thu hút nhất ba ngày lễ hội là cuộc đua ghe trải giữa các làng chài. Cuộc đua trải cũng phải qua hình thức nghi lễ. Các trải đua phải thi tài vượt qua giai đoạn nghi lễ đầu, gồm 4 chặng, mỗi chặng lấy một thẻ có ghi các câu chúc cho tử dân làm ăn thịnh vượng, mưa thuận gió hoà.


Hàng năm, người Xá Phó thường tổ chức lễ quét làng vào ngày ngọ, ngày mùi hoặc ngày con người (à thá cũng) vào tháng hai âm lịch với mục đích để năm mới mọi người được bình yên, hoa màu tươi tốt, súc vật nuôi không bị ốm chết. Trước ngày tổ chức lễ cúng, ông chủ gia đình các hộ trong làng họp nhau tại nhà người cao tuổi nhất làng bàn công việc. Khi đi, mọi người mang theo một bát gạo, một con gà, tiền, hai nén hương và một chai rượu. Những ai mang chó, lợn, dê đến góp thì dân làng có trách nhiệm tới làm trả công cho người đó trong một ngày. Tới ngày đã định, tất cả đàn ông trong làng mang tất cả lễ vật ra một bãi trống đầu làng. Theo sự phân công, những người đàn ông khoẻ mạnh nhanh nhẹn cùng nhau mổ lợn, gà, dê, chó. Các thầy cúng tay cầm kiếm gỗ, một cành lá đao, mặt bôi nhọ chia nhau vào từng thôn làm lễ quét nhà cho cả làng. Vào nhà dân, thầy cúng rót một chén rượu đặt vào bàn thờ của gia đình, lầm rầm đọc tên tuổi tất cả những người trong nhà đó. Đọc xong, thầy cúng dùng kiếm gỗ múa khắp nơi trong nhà, gia đình cử một người đi sau dùng ngô (ngô để cả bắp nướng sau đó rẽ hạt) tung qua đầu thầy cúng.
Lễ quét làng của người Xá Phó (Lào Cai)
Âm vang hội bơi trải Bạch Hạc - Việt Trì

Tục bơi trải, đua trải đã có từ xa xưa. Đây là hình thức luyện quân thủy của cha ông ta. Một cuộc thi tài sức dẻo dai bền bỉ, tinh thần đoàn kết của những đội thủy binh, rồi trở thành cuộc đua tài chí của các phe giúp nhân kỳ tiệc làng gắn với lễ thức cầu mùa màng, trồng trọt của các làng xã dọc hai bên bờ sông Hồng, sông Lô. Nó đã trở thành một nét đẹp văn hóa truyền thống đầy tinh thần thượng võ của những người dân vùng quê quanh năm gắn bó với sông nước. Người dân Bạch Hạc từ lâu đời đã truyền nhau câu ca “Rau gác, Hạc bơi, Hạc gác, Me bơi, Me gác, Đức Bác bơi, Đức Bác gác, Dạng bơi”. Tìm hiểu nguồn gốc câu ca thì được biết đây là các địa danh dọc hai bờ sông Hồng, sông Lô (thuộc huyện Vĩnh Lạc và Lập Thạch, trước thuộc phủ Tam Đái - trấn Sơn Tây) có tục bơi trải đua trải và những cuộc đua này kế tiếp nhau. Mở đầu là kẻ Rau (tức làng Cựu ấp, nay thuộc xã Liên Châu) tiếp đến tiệc bơi của kẻ Hạc (nay là phường Bạch Hạc TP Việt Trì), sau Bạch Hạc là tiệc bơi của kẻ Me (nay là xã Yên Lập huyện Vĩnh Lạc) v.v...

Hội chọi trâu Hải Lựu, Lập Thạch (Vĩnh Phúc)

Tương truyền, lễ hội có từ thế kỷ thứ hai trước công nguyên, lúc này nhà Hán xâm lược nước Nam Việt của Triệu Ðà, triều đình nhà Triệu tan rã, Thừa tướng nước Triệu là Lữ Gia lui quân về vùng núi rừng Hải Lựu huyện Lập Thạch để tổ chức đánh giặc. Sau mỗi trận thắng, Lữ Gia lại cho tổ chức chọi trâu để động viên quân sĩ, trâu sau khi chọi được giết mổ khao quân. Lữ Gia mất, dân làng Hải Lựu tôn vinh thờ làm Thành hoàng của làng và Lễ hội Chọi Trâu cũng bắt đầu có từ đó.

Lễ hội được mở hàng năm vào ngày 17 tháng giêng, nhân dân trong vùng vẫn còn lưu truyền câu ca:

Dù ai đi đâu, ở đâu
Tháng Giêng mười bảy chọi trâu thì về
Dù ai buôn bán trăm nghề
Tháng Giêng mười bảy nhớ về chọi trâu.

Người Thái sinh sống chủ yếu ở Sơn La, Lai Châu và một số ở Yên Bái, Thanh Hóa, Nghệ An. Dân số khoảng gần một triệu gồm Thái Trắng và Thái Đen. Họ có nhiều lễ hội đậm đà bản sắc dân tộc, trong đó, hội hoa Ban đầu mùa xuân được xem như hội của tình yêu và hạnh phúc.

Hàng năm, cứ vào dịp tháng hai âm lịch, thời tiết bắt đầu nắng ấm sau những cơn mưa xuân, hoa Ban bắt đầu nở trắng cả núi rừng Tây Bắc, hứa hẹn một mùa màng bội thu trên các nương rẫy và trên các khu vườn. Hội hoa Ban mở ra cũng là thời kỳ lúa chiêm đang độ gặp mưa xuân, xanh mơn mởn trên các cánh đồng lúa nước.

Cây Ban giống cây Sim rừng, nơi nào đất núi, đất sỏi là nơi đó có cây Ban mọc và nở nhiều hoa trắng đẹp. Con trai, con gái vùng Sơn La hẹn gặp nhau vào hội chơi núi hái hoa. Hoa Ban làm đẹp mùa xuân, mùa hội hái hoa. Theo phong tục của người Thái Trắng trước đây, hội hoa Ban chính là ngày hội lớn nhất của xứ Thái. Mùa xuân là mùa hoa Ban nở và cũng chính là ngày hội của tình yêu, của tuổi trẻ.


Trong mâm cỗ đầu năm, người Thái cũng hay cài những cánh hoa đẹp trên bàn thờ như để bày tỏ lòng biết ơn những bậc sinh thành đã qua đời. Nếu là con trai hay con gái, họ kể cho nhau nghe một câu chuyện tình trong sáng nhưng rất thương tâm giữa chàng Khun và nàng Ban xa xưa. Sau đó họ hát cho nhau nghe bản tình ca.

Ta yêu nhau khi Ban còn đơm nụ
Ta yêu nhau khi Ban nở trên cành
Ban sẽ héo, mong Ban trở lại cành
Ban sẽ rụng, mong Ban rụng về gốc


Hội hoa Ban trên vùng Tây Bắc

Từ thập kỷ 50 về trước, Tả Van có một ngôi miếu thờ 3 gian. Ngôi miếu dựng ở ngay đầu cầu treo sang làng Tả Van Giáy. Ngôi miếu trở thành địa điểm tổ chức lễ “Nào Cống” của cả vùng thung lũng Mường Hoa.
Hàng năm vào ngày Thìn, tháng 6 âm lịch, các làng người Mông, người Dao, người Giáy ở Mường Hoa đều tập trung về miếu thờ làm lễ “Nào Cống”. Mỗi gia đình cử một người đại diện (có thể là chồng hoặc vợ), không phân biệt nam, nữ, già, trẻ. Lễ “Nào Cống” có 3 phần: Phần nghi lễ cúng thần, phần công bố quy ước chung cả vùng và phần ăn uống.
Ngôi miếu thờ được người Mông gọi là “Chế đáng” (Tsêr đăngz). Miếu thờ có 3 gian, gian giữa thờ hai viên quan họ Đào, họ Nguyễn đã có công an dân và xây dựng Mường Hoa. Một gian bên trái thờ thần núi (Sơn thần), thần Suối Hoa (Long Vương), người Giáy gọi là “Sía po”, “Sía ta”, người Mong gọi là “Thủ Ti”, “Lùng Vàng”. Một gian bên phải thờ các bà nàng vợ hai ông quan họ Đào, họ Nguyễn. Lễ Vật dân cúng là trâu đen, lợn đen và gà vịt do các làng đóng góp mua. Làng Tả Van Giáy còn có trách nhiệm chuẩn bị vàng hương, bát đĩa dâng cúng.

Trước đây, người chủ lễ phải mời thầy mo người Tày của Mường Bo (4). Từ thập kỷ 40 – 50 của thế kỷ này, chủ lễ là thầy mo của người Giáy ở Tả Van. Thầy mo ăn mặc áo dài, quần thụng (kiêng đội mũ, khăn) trịnh trọng đọc lời cúng các thần kinh. Nội dung bài cúng là mời các thần về dự lễ, cầu mong các thần phù hộ người yên vật thịnh, được mùa. Sau lễ cúng, chức dịch Mường Hoa lên đọc quy ước chung của cả Mường... Nội dung bản quy ước đề cập đến 4 vấn đề:

Lễ hội
“Nào Cống”
Lễ hội Lồng Tồng
Huyện Na Rì - Tỉnh Bắc Cạn
Trên những thửa ruộng bậc thang thuộc xã Lam Sơn, huyện Na Rì, tỉnh Bắc Cạn, cứ vào ngày mồng 8 tết âm lịch hàng năm, lại diễn ra một lễ hội của đồng bào Tày, Nùng mang tên "Lễ hội Lồng Tồng".

Những người dân sở tại sẽ dâng lên những mâm cỗ do chính tay mình tự làm, bao gồm tám mâm, tám chén, tám đôi đũa cùng tám chai rượu. Nắng mưa cũng mặc, lễ hội vẫn cứ diễn ra, mâm cỗ vẫn cứ dâng lên vì trên mỗi mâm đã có những chiếc ô che sẵn. Chủ hội sẽ đích thân làm lễ cúng Thần nông-vị thần cai quản ruộng đồng, làng bản để cầu ấm no, sức khỏe và hạnh phúc cho mọi người dân trong bản.

Lễ Hội
Nhảy Lửa - người Pà Thẻn

Suốt từ chiều, ông thầy mo đã ngồi trên một chiếc nghế dài để cúng thần linh. Tiếng gõ từ hai vật bằng sắt mà tôi không định hình được chính xác là gì, phát ra những âm thanh gấp gáp, liên tục. Ông ngồi gõ liên tục từ năm đến bảy giờ đồng hồ như vậy. Theo những người dân Pà Thẻn, trước mỗi buổi lễ, thầy mo phải cúng thần linh, để cho phép người Pà Thẻn có được sức mạnh phi thường để nhảy vào đống lửa.

Thông thường, việc cúng phải bắt đầu trước lễ nhảy lửa khoảng bốn giờ đồng hồ. Lễ nhảy lửa thường được tổ chức vào cuối năm, khi thời tiết đang bước vào thời kỳ khắc nghiệt nhất của mùa đông. Ðống lửa sẽ giúp mang lại sự ấp áp, mừng cho một vụ thu hoạch hoa màu vừa kết thúc và cầu thần linh phù hộ cho an khang thịnh vượng cũng như xua đuổi tà ma, bệnh tật. Song để phục vụ khách du lịch, người ta vẫn tổ chức trái mùa như hiện nay và thầy mo phải cúng rất lâu.

Lễ Hội Cầu An

Lễ hội này thường được tổ chức tại một bãi rộng, nơi có nguồn nước (mở nước), nhiều khi là nguồn nước thiêng, hoặc ở cạnh rừng (bìa rừng) trong hai hoặc ba ngày. Từ địa vực mà sự hiến sinh gắn với một biểu hiện của thần linh hay bản thân thần linh (sấm, mưa, thuồng luồng, thổ công, thổ địa...). Nhiều người cho biết, ở Mộc Châu, lễ hội này được tiến hành ở đầu nguồn nước
thuộc một bản được chọn (thường là bản Mòn). Đây là nguồn nước thiêng, gần rừng thiêng, nơi cư trú của thần thuồng luồng đầy uy lực ở người Thái Mai Châu, thì lễ hội lại được tổ chức ở bãi rộng gần đình như các lễ hội ở châu thổ, đồng bằng. Có nơi, người ta tổ chức lễ ở các miếu thờ thổ công, thổ địa của bản, của gia đình, ở vườn và ở đầu ruộng. Thường thì ngay từ dịp tết Nguyên đán, mọi thứ dùng cho lễ hội đã chuẩn bị xong.

Lễ hội thường kéo dài trong 3 ngày (có nơi hai ngày một đêm, có nơi một ngày một đêm). Nghi lễ cúng kiếng cơ bản là hiến sinh trâu (nơi là một cặp trâu đực to, trắng - đen, nơi thì một con, nhiều nơi cúng cả gà, lợn). ở Mộc Châu, trong lễ xên bản, xên mường, người ta hiến tế cặp trâu đen - trắng cỡ từ mười tuổi trở lên. Hai trâu, nhưng trâu trắng mới thực sự mang năng lượng thiêng để
thành lễ vật tế thần (ở đây là thủy quái thuồng luồng, con ma to nhất dưới nước mà bà con thường gọi là phi ngược). Có lẽ nghi thức thờ, hiến sinh hai trâu là mới hơn nghi thức hiến sinh một trâu mộng rớt phổ biến. Bởi theo bà con cho biết, trước kia, dân một mường khác phải đem trâu trắng là các đồ cúng lên cúng tại bản Mòn này. Từ đó nảy sinh lễ cúng liên mường (xên liên mường) mà đồ cúng và trâu hiến sinh tăng thêm về số lượng. Suy tưởng này, thực ra, mới chỉ là giả thiết.

Lễ rước hồn lúa của tộc người M’nông là nghi thức rất trang trọng. Mùa gặt, sau khi thu hoạch xong, mỗi gia đình thường để chừa ra một vạt lúa nhỏ. Khi tổ chức rước hồn lúa, người trong gia đình mới ra cắt nốt vạt lúa này, bó thành từng bó lúa. Các bó lúa được các cô gái bỏ vào gùi đeo trên lưng và cầm trên tay một bó nhỏ.

Lễ rước hồn lúa diễn ra không gian rất rộng, từ sườn đồi về đến tận nơi ở của người M`nông. Những người phụ nữ trong gia đình tổ chức rước hồn lúa (hoặc là những người phụ nữ trong một buôn) sẽ se những sợi dây rừng hoặc dây mây lại rồi sau đó nối với nhau từ rẫy về đến buôn làng (dài khoảng 5-8 km) đến tận chân cầu thang của kho thóc. Trên vài cây số, những người phụ nữ gùi lúa tay nối sợi dây rừng để hồn của nàng tiên lúa biết đường về kho thóc. Nhiều khi đường xa không kiếm đủ sợi dây rừng thì họ tước bẹ lá chuối khô se lại thành dây (người M’nông gọi đó là Răng- ba (tức là thần lúa). Rước thần lúa về kho lúa trong nhà mình, đây mới chỉ là nghi lễ.

Lễ rước hồn lúa của người M`nông
Lễ cúng bến nước
Êđê (Đắk Lắk)

Một trong những phong tục tập quán lâu đời nhất của đồng bào dân tộc Êđê là Lễ cúng bến nước được tổ chức hằng năm sau mùa thu hoạch để cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Đây cũng là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của đồng bào dân tộc Êđê.

Buổi Lễ cúng bến nước thường diễn ra như một ngày hội của buôn làng Êđê. Sau hồi chiêng ngân dài như đưa ta vào thế giới tâm linh sâu thẳm và trang nghiêm, Lễ cúng bến nước được bắt đầu bằng việc lễ cúng ông bà tổ tiên để thông báo cho ông bà về sự có mặt đông đủ con cháu trong buôn làng. Khi lễ cúng cho ông bà tổ tiên kết thúc, một hồi chiêng nữa ngân lên và đó cũng là khi thầy cúng bắt đầu làm lễ cúng Yàng (Trời) cầu mưa. Kết thúc lễ cúng Yàng, những hồi chuông dài tiếp tục ngân vang, những cô gái trong trang phục truyền thống, lưng đeo gùi, cùng mọi người theo bước chân thầy cúng về bến nước đầu buôn.

Lễ cúng bến nước diễn ra trong không khí linh thiêng, trang trọng. Thầy cúng đọc lời khấn cầu mong Thần nước mang nước, nguồn sức sống quan trọng nhất đến cho buôn làng. Sau lễ cúng những bầu nước mát ngọt được những người con của buôn làng gùi về trong niềm vui hân hoan. Mọi người lại quây quần bên nhau uống rượu cần trong âm hưởng rộn ràng của cồng chiêng Tây Nguyên – một di sản văn hoá phi vật thể của quốc gia.

Bên cạnh Lễ cúng bến nước còn nhiều Lễ khác như Lễ trưởng thành, Lễ ăn trâu, Lễ ăn cơm mới… của đồng bào dân tộc Êđê là dịp để tất cả đồng bào trong buôn quây quần tụ họp bên nhau. Bà con thêm tình đoàn kết, cùng chung nhau niềm vui để tiếp tục phấn đấu xây dựng đời sống ấm no hạnh phúc, buôn làng ngày một giàu đẹp hơn.
Lễ Ă n Cơm Mới
Các dân tộc ít người ở Tây Nguyên, nhìn chung theo đa thần giáo. Với tâm hồn thuần phác còn in đậm dấu ấn của tư duy con người thời nguyên thuỷ, họ cho rằng các vị thần linh, từ các vị thần lớn giữ chức năng cai quản đến các vị thần nhỏ hơn cũng đều có tình cảm như con người, cũng vui buồn, giận ghét, yêu thương... Cúng thần nhiều lễ vật, và nhất là tấm lòng trung thành, thì sẽ nhận lại sự giúp đỡ, chở che, ủng hộ, bênh vực tương ứng. Trong các thần (Yang) được tôn thờ, thì thần lúa được tôn trọng không kém thần nước, thần núi, thần cây. Do đó, nương rẫy là nơi thiêng liêng, hạt lúa sinh ra từ nương rẫy là sản phẩm được các thần ban phát để nuôi sống con người.

Hằng năm, sau khi thu hoạch, người ta tổ chức lễ ăn cơm mới, vừa để tạ ơn thần, vừa để vui mừng chung hưởng kết quả của một quá trình lao động nhọc nhằn, vất vả. Tuy cách tổ chức cùng vài nghi thức tiến hành của từng tộc người có những nét khác nhau, nhưng đều mang chung một ý nghĩa : tạ ơn thần sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất chính của năm. Ở người Mạ, lễ mừng thu hoạch xong (Nhu R`he) là lễ hội lớn nhất của năm ở trong buôn, và thường kéo dài 7 ngày. Lễ ăn cơm mới của người Êđê (Hma Ngắt) cũng có ý nghĩa tương tự như lễ cúng Mpan Bar của người M`nông sau mùa lúa về kho không chỉ đơn thuần là việc lao động cụ thể, mà coi như một cách "thu hồn lúa về nhà", và "kho chứa lúa là nơi trú ngụ của hồn lúa", một "chốn thiêng liêng trong gia đình". Cũng chỉ từ sau lễ cúng này, mọi kiêng kỵ trong thư hoạch mùa mới chấm dứt. Trong khi đó lễ ăn cốm mới (Samớk) của người Bana diễn ra trong 3 ngày, khi bắt đầu thu hoạch, để rồi tiếp đến có lễ Sơmắh Kek khi đi vào suốt lúa đại trà, sau hết đến lễ đóng cửa kho (Sơmăh Teng Amăng) khi gùi lúa cuối cùng được về kho.

Hội đua voi Tây Nguyên
Hội đua voi diễn ra vào mùa xuân (khoảng tháng 3 âm lịch). Hội đua voi thường diễn ra ở Buôn Ðôn hoặc cánh rừng thưa ven sông Sêvepốc (Ðak Lak). Bãi đua là một dải đất tương đối bằng phẳng (thường là khu rừng ít cây to) đủ để 10 con voi giăng hàng đi cùng một lúc, bề dài từ 1-2 km. Một hồi tù và rúc lên, theo lệnh điều khiển, từng tốp voi đứng vào vị trí xuất phát. Khi có lệnh xuất phát thì những chu voi bật lên như chiếc lò xo, phóng về phía trước, tiếng chiêng, trống, tiếng hò reo cổ vũ ầm vang cả núi rừng.

Cuộc đua kết thúc, những chú voi được giải, giơ cao chiếc vòi vẫy chào mọi người rồi ngoan ngoãn bước đi ung dung, đôi tai phe phẩy, mắt lim dim đón nhận những ống đường hoặc khúc mía của những người dự hội. Ngày hội đua voi là ngày vui lớn ở Tây Nguyên, nó phản ánh tinh thần thượng võ của người M`Nông, một dân tộc giàu đức tính dũng cảm, có kinh nghiệm trong những cuộc săn bắt voi rừng.
Lễ hội đua bò
Khơ - Me
An Giang, mảnh đất có nhiều di tích lịch sử, danh thắng và lễ hội mang đậm nét bản sắc văn hóa dân gian, trong đó có lễ hội đua bò kéo bừa truyền thống là nét sinh hoạt văn hoá, môn thể thao độc đáo và đặc sắc của đồng bào dân tộc Khơ-me vùng Bảy Núi An Giang.

Lễ hội đua bò được tổ chức vào lễ "Đôn ta" (lễ cúng ông bà), từ ngày 9 đến ngày 10 tháng 10 âm lịch hàng năm. "Đôn-ta" là một trong những lễ hội lớn mang tính truyền thống của người Khơ-me để biểu lộ lòng tưởng nhớ, biết ơn đối với tổ tiên và công lao của những người đã khuất.

Sau khi đến chùa làm lễ rước vong linh ông bà tổ tiên về cùng chung vui với gia đình, người Khơ-me thường kết những bè chuối để làm thuyền, trên thuyền bày đủ các phẩm vật đã cúng, mỗi thứ một ít, sau đó đem thả xuống dòng nước cạnh nơi ở hoặc ao hồ, sông rạch gần nhà... Cũng vào dịp này, khách đến thăm phúm, sóc sẽ được bà con Khơ-me đón tiếp nồng hậu, tiếp đãi chu đáo. Vì họ quan niệm khách là sứ giả của tổ tiên về thăm gia đình, con cháu... Trong lễ ``Đôn-ta" ngoài tập tục thả thuyền, người Khơ-me còn tổ chức hội đua bò truyền thống. Để chuẩn bị cho cuộc đua bò, họ chọn một khoảnh ruộng bằng phẳng, chiều dài chừng 200m, ngang 100m có nước xăm xắp, được “trục” xới nhiều lần cho có độ trơn của bùn, bốn bên có bờ bao và điểm đích có đoạn đường trống để làm độ dừng an toàn cho bò. Đoạn đường đua chính chỉ cần 120m theo khoảnh ruộng cặp sát bờ bao. Nơi xuất phát được cắm 2 cây cờ màu xanh, đỏ mỗi cây cách nhau 5m, và tại điểm đích cũng vậy. Đôi bò nào đứng ở vị trí cây cờ màu gì thì điểm đích cũng theo màu của cây cờ đó.


Lễ Dâng Bông Khmer Nam Bộ

Thuở nhỏ, hầu như năm nào tôi cũng có dịp được thỏa thích ngắm năm, bảy đoàn dâng bông đi ngang qua ngõ. Đoàn dâng bông với những dầy (bà), những mìn (cô), những bòn (chị), mặc những chiếc xà rông (y phục truyền thống của dân tộc Khmer) mới tinh bưng những cây bông rực rỡ, l�
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phùng Nam Giang
Dung lượng: 5,70MB| Lượt tài: 5
Loại file: pps
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)