Làm việc theo nhóm
Chia sẻ bởi Đỗ Ái Hằng |
Ngày 12/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: Làm việc theo nhóm thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
GV hướng dẫn hội đồng tự quản HS tiến hành tổ chức, sắp xếp nhóm làm việc:
a. Sắp xếp nhóm làm việc: Việc phân chia nhóm học tập phụ thuộc vào một số yếu tố như: mục tiêu, nhiệm vụ dạy học cụ thể của giờ học; điều kiện tiến hành giờ học; phụ thuộc các kĩ năng làm việc nhóm của HS; phụ thuộc vào mức độ quen biết giữa các HS trong lớp về phân chia nhóm. Do vậy, không nên cố định các thành viên trong nhóm.
Có một số cách hình thành nhóm học tập như sau:
Hình thành nhóm theo nhiệm vụ học tập.
Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên.
Một vài người lại thích để HS tự chọn tuy nhiên điều này thích hợp nhất đối với những lớp ít HS, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau.
Có một số cách hình thành nhóm khác là xếp HS theo giới, theo mức độ, thói quen làm việc, theo khả năng của HS ở những môn cốt lõi, môn khoa học tự nhiên như Toán chẳng hạn. ...
b. Kích cỡ nhóm: Nhóm nhỏ nhất là làm việc theo cặp sẽ dễ cho GV mới bắt đầu sử dụng hình thức dạy học nhóm để dễ điều khiển và với những HS nhỏ khi mà nhóm lớn đòi hỏi những kĩ năng xã hội phức tạp.
Tuy nhiên một điều quan trọng cần lưu ý khi thiết kế quy mô nhóm là nhóm phải huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm.
c. Bố trí chỗ ngồi cho HS làm việc nhóm: Bố trí chỗ ngồi cho HS phải phù hợp với họat động nhóm cũng như kích cỡ nhóm làm việc. Việc bố trí chỗ ngồi cho HS phải đảm bảo thuận lợi cho HS khi làm việc cũng như khi di chuyển, đồng thời đảm bảo sự tương tác giữa các HS trong nhóm cũng như giữa các nhóm được thuận lợi.
- Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho làm việc nhóm: GV cần đưa ra những chỉ dẫn rất cụ thể, như:
Nêu nhiệm vụ cho từng nhóm dưới dạng một câu hỏi hay một tình huống có vấn đề
Nêu những kĩ năng XH yêu cầu HS tuân thủ khi làm việc nhóm
Nêu thời gian dành cho thảo luận nhóm là bao lâu?
Yêu cầu các nhóm diễn giải lại nhiệm vụ của nhóm mình để đảm bảo chắc chắn là HS hiểu những gì GV yêu cầu
Trình bày cách thực hiện nhiệm vụ như thế nào là tốt nhất?
a. Giúp nhóm phân công vai trò và nhiệm vụ cho từng thành viên: Trước tiên các thành viên trong nhóm cần cùng nhau bầu nhóm trưởng, thư kí và các vai trò khác nếu cần thiết. GV cần theo dõi, giám sát để tránh việc một em nào đó luôn giữ vai trò nhóm trưởng, thư kí. Nên gợi ý để có sự luân phiên các vai trò trong nhóm với nhau để mỗi HS đều được trải nghiệm vị trí lãnh đạo nhóm.
Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm
b. Theo dõi, hướng dẫn HS các kỹ năng làm việc nhóm thông qua các tương tác đa chiều, trực diện trong nhóm:
Sự tương tác trực tiếp này thể hiện ở chỗ: Trong một nhóm, phải tạo ra các quan hệ giao tiếp, trao đổi hoặc tranh luận trực tiếp giữa các thành viên khi giải quyết một công việc, một nhiệm vụ học tập cụ thể của nhóm. Giữa các nhóm với nhau, sự tương tác trực tiếp cũng thể hiện ở chỗ phải tạo ra những cuộc trao đổi, tranh luận giữa những ý kiến của các nhóm. Sau khi các nhóm xem xét, cân nhắc, trao đổi, đánh giá và sau đó phải cùng thống nhất một kết luận chung, trong đó có xem xét, bảo lưu cả những ý kiến trái ngược hợp lý.
Tương tác giữa GV và HS chủ yếu được thực hiện thông qua nhóm, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới cần có tác động trực tiếp giữa GV với HS .
Quan sát, kiểm soát họat động nhóm, bao gồm :
+ Kiểm soát các nhóm và cá nhân đã nắm vững nhiệm vụ học tập hay chưa?
+ Kiểm soát quá trình làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
+ Kiểm soát kết quả công việc của các nhóm
Trong quá trình quan sát, kiểm soát họat động nhóm, nếu phát hiện thấy nhóm nào có những thành viên không chịu phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ, GV cũng không nên dừng nhóm lại ngay cả khi nhóm yêu cầu. Hãy để cho nhóm tự học cách giải quyết với những tương tác giữa các thành viên không hợp tác.
3.3 Đánh giá kết quả làm việc nhóm
Đánh giá như thế nào để khuyến khích HS làm việc theo nhóm, đảm bảo sự công bằng và thực hiện được mục tiêu của làm việc nhóm là rất quan trọng.
- HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm: Cần tạo cơ hội để các thành viên trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình. Điều trước tiên cần lưu ý khi để HS tự đánh giá là GV phải hướng các em vào việc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc (sự tham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, giải quyết bất đồng, v.v...).
- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau:
Sau khi có sự đánh giá, nhận xét nội bộ trong nhóm, GV yêu cầu từng nhóm cử đại diện nên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 2, nhóm 2 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 3 và nhóm 3 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 4, nhóm 4 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm1, v.v...
- GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm:
Công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa các nhóm với nhau. GV nên cùng HS kiểm tra lại kết quả đánh giá của các nhóm có đúng không? chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho toàn lớp biết sai ở đâu và vì sao sai.
Kết quả làm việc của nhóm có thể được GV sử dụng để cho điểm các thành viên trong nhóm. Về cách thức cho điểm như thế nào đối với kết quả làm việc nhóm thì vẫn đang có những tranh luận khác nhau. Một vài người đã đánh giá cho cùng điểm số như nhau đối với mọi thành viên trong nhóm khi cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm. Họ cho rằng nếu đánh giá từng HS thì vô tình chung sẽ dẫn đến sự ganh đua trong nhóm với nhau và như vậy phá hỏng những lợi ích của làm việc theo nhóm. Một số khác cho điểm theo sự đóng góp của mỗi em dựa trên các điểm số bài kiểm tra của mỗi em hoặc dựa trên sự đánh giá của nhóm về công việc của từng thành viên.
a. Sắp xếp nhóm làm việc: Việc phân chia nhóm học tập phụ thuộc vào một số yếu tố như: mục tiêu, nhiệm vụ dạy học cụ thể của giờ học; điều kiện tiến hành giờ học; phụ thuộc các kĩ năng làm việc nhóm của HS; phụ thuộc vào mức độ quen biết giữa các HS trong lớp về phân chia nhóm. Do vậy, không nên cố định các thành viên trong nhóm.
Có một số cách hình thành nhóm học tập như sau:
Hình thành nhóm theo nhiệm vụ học tập.
Hình thành nhóm học tập theo quy tắc ngẫu nhiên.
Một vài người lại thích để HS tự chọn tuy nhiên điều này thích hợp nhất đối với những lớp ít HS, những lớp mà các em đã biết rõ về nhau.
Có một số cách hình thành nhóm khác là xếp HS theo giới, theo mức độ, thói quen làm việc, theo khả năng của HS ở những môn cốt lõi, môn khoa học tự nhiên như Toán chẳng hạn. ...
b. Kích cỡ nhóm: Nhóm nhỏ nhất là làm việc theo cặp sẽ dễ cho GV mới bắt đầu sử dụng hình thức dạy học nhóm để dễ điều khiển và với những HS nhỏ khi mà nhóm lớn đòi hỏi những kĩ năng xã hội phức tạp.
Tuy nhiên một điều quan trọng cần lưu ý khi thiết kế quy mô nhóm là nhóm phải huy động được sự tham gia của mọi thành viên vào giải quyết nhiệm vụ nhóm và phải tạo ra những tương tác đa chiều giữa các thành viên trong nhóm.
c. Bố trí chỗ ngồi cho HS làm việc nhóm: Bố trí chỗ ngồi cho HS phải phù hợp với họat động nhóm cũng như kích cỡ nhóm làm việc. Việc bố trí chỗ ngồi cho HS phải đảm bảo thuận lợi cho HS khi làm việc cũng như khi di chuyển, đồng thời đảm bảo sự tương tác giữa các HS trong nhóm cũng như giữa các nhóm được thuận lợi.
- Giao nhiệm vụ và thời gian dành cho làm việc nhóm: GV cần đưa ra những chỉ dẫn rất cụ thể, như:
Nêu nhiệm vụ cho từng nhóm dưới dạng một câu hỏi hay một tình huống có vấn đề
Nêu những kĩ năng XH yêu cầu HS tuân thủ khi làm việc nhóm
Nêu thời gian dành cho thảo luận nhóm là bao lâu?
Yêu cầu các nhóm diễn giải lại nhiệm vụ của nhóm mình để đảm bảo chắc chắn là HS hiểu những gì GV yêu cầu
Trình bày cách thực hiện nhiệm vụ như thế nào là tốt nhất?
a. Giúp nhóm phân công vai trò và nhiệm vụ cho từng thành viên: Trước tiên các thành viên trong nhóm cần cùng nhau bầu nhóm trưởng, thư kí và các vai trò khác nếu cần thiết. GV cần theo dõi, giám sát để tránh việc một em nào đó luôn giữ vai trò nhóm trưởng, thư kí. Nên gợi ý để có sự luân phiên các vai trò trong nhóm với nhau để mỗi HS đều được trải nghiệm vị trí lãnh đạo nhóm.
Hướng dẫn HS phương pháp, kĩ năng làm việc nhóm
b. Theo dõi, hướng dẫn HS các kỹ năng làm việc nhóm thông qua các tương tác đa chiều, trực diện trong nhóm:
Sự tương tác trực tiếp này thể hiện ở chỗ: Trong một nhóm, phải tạo ra các quan hệ giao tiếp, trao đổi hoặc tranh luận trực tiếp giữa các thành viên khi giải quyết một công việc, một nhiệm vụ học tập cụ thể của nhóm. Giữa các nhóm với nhau, sự tương tác trực tiếp cũng thể hiện ở chỗ phải tạo ra những cuộc trao đổi, tranh luận giữa những ý kiến của các nhóm. Sau khi các nhóm xem xét, cân nhắc, trao đổi, đánh giá và sau đó phải cùng thống nhất một kết luận chung, trong đó có xem xét, bảo lưu cả những ý kiến trái ngược hợp lý.
Tương tác giữa GV và HS chủ yếu được thực hiện thông qua nhóm, chỉ trong những trường hợp đặc biệt mới cần có tác động trực tiếp giữa GV với HS .
Quan sát, kiểm soát họat động nhóm, bao gồm :
+ Kiểm soát các nhóm và cá nhân đã nắm vững nhiệm vụ học tập hay chưa?
+ Kiểm soát quá trình làm việc hợp tác giữa các thành viên trong nhóm
+ Kiểm soát kết quả công việc của các nhóm
Trong quá trình quan sát, kiểm soát họat động nhóm, nếu phát hiện thấy nhóm nào có những thành viên không chịu phối hợp cùng thực hiện nhiệm vụ, GV cũng không nên dừng nhóm lại ngay cả khi nhóm yêu cầu. Hãy để cho nhóm tự học cách giải quyết với những tương tác giữa các thành viên không hợp tác.
3.3 Đánh giá kết quả làm việc nhóm
Đánh giá như thế nào để khuyến khích HS làm việc theo nhóm, đảm bảo sự công bằng và thực hiện được mục tiêu của làm việc nhóm là rất quan trọng.
- HS tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm: Cần tạo cơ hội để các thành viên trong mỗi nhóm tự đánh giá kết quả làm việc của nhóm mình. Điều trước tiên cần lưu ý khi để HS tự đánh giá là GV phải hướng các em vào việc đánh giá ở cả hai khía cạnh: nhận thức và cách thức mà nhóm làm việc (sự tham gia tích cực của các thành viên, sự hợp tác với nhau, lắng nghe ý kiến của nhau, giải quyết bất đồng, v.v...).
- Các nhóm đánh giá kết quả làm việc của nhau:
Sau khi có sự đánh giá, nhận xét nội bộ trong nhóm, GV yêu cầu từng nhóm cử đại diện nên trình bày kết quả làm việc của nhóm mình. Tiếp theo mỗi nhóm lại cử đại diện lên kiểm tra, nhận xét kết quả chéo nhau, ví dụ nhóm 1 có thể kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 2, nhóm 2 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 3 và nhóm 3 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm 4, nhóm 4 kiểm tra kết quả làm việc của nhóm1, v.v...
- GV đánh giá, nhận xét kết quả làm việc của các nhóm:
Công việc này có thể tiến hành song song hoặc sau khi đã có sự đánh giá giữa các nhóm với nhau. GV nên cùng HS kiểm tra lại kết quả đánh giá của các nhóm có đúng không? chỗ nào đánh giá chưa đúng thì cần chỉ ra cho toàn lớp biết sai ở đâu và vì sao sai.
Kết quả làm việc của nhóm có thể được GV sử dụng để cho điểm các thành viên trong nhóm. Về cách thức cho điểm như thế nào đối với kết quả làm việc nhóm thì vẫn đang có những tranh luận khác nhau. Một vài người đã đánh giá cho cùng điểm số như nhau đối với mọi thành viên trong nhóm khi cùng thực hiện nhiệm vụ nhóm. Họ cho rằng nếu đánh giá từng HS thì vô tình chung sẽ dẫn đến sự ganh đua trong nhóm với nhau và như vậy phá hỏng những lợi ích của làm việc theo nhóm. Một số khác cho điểm theo sự đóng góp của mỗi em dựa trên các điểm số bài kiểm tra của mỗi em hoặc dựa trên sự đánh giá của nhóm về công việc của từng thành viên.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Ái Hằng
Dung lượng: 119,50KB|
Lượt tài: 1
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)