Lam quen voi toan 4 tuoi. Đo cùng một đơn vị đo
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Mai Hồng Nhung |
Ngày 25/04/2019 |
304
Chia sẻ tài liệu: lam quen voi toan 4 tuoi. Đo cùng một đơn vị đo thuộc Lớp 4 tuổi
Nội dung tài liệu:
GIÁO ÁN THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP HUYỆN
Lĩnh vực: phát triển nhận thức
Hoạt động: làm quen với toán
Chủ đề lớn: nước và các hiện tượng tự nhiện
Chủ đề nhánh: nước
Đề tài: đo dung tích bằng một đơn vị đo
Người dạy: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
Đơn vị công tác: Trường MN Lê Thị Hồng Gấm
Ngày dạy: 12/03/2019
Lớp dạy: chồi 2 – MN Hoa Hồng
Thời gian: 25 - 30 phút
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Biết đo một vật bằng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo được.
- Trẻ biết đo dung tích của nhiều vật bằng một đơn vị đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước: múc và đổ không bị đổ ra ngoài, múc vừa đủ không quá đầy, quá vơi so với dụng cụ đo. Phát triển khả năng ghi nhớ và tư duy cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
II/ CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô:
+ 2 xô đựng nước, 1 bình thủy tinh, 1 tô nhựa, 1 chén nhựa, 1 ly nhựa, 1 ca Inox, 1 ca nhựa, thẻ số từ 1 đến 5.
+ Trò chơi: Tiếp nước cho cá, Thi múc nước nhanh
+ Nhạc bài: Cho tôi đi làm mưa với
- Đồ dùng của trẻ: 1 xô đựng nước, 1 tô nhựa, 1 chén nhựa, 1 ly nhựa, 1 ca Inox, thẻ số từ 1 đến 5.
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
I. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cùng chơi trò chơi: Mưa
“ Trời mưa – che dù
Mưa nhỏ - tí tách
Mưa to – lộp bộp
Mưa rào – ào ào
Sấm sét – đùng đùng”
+ Trò chơi của chúng mình vừa rồi nhắc đến hiện tượng thời tiết nào? ( Mưa)
=> Các con ạ, mưa giúp cây cối được tốt tươi, mưa cũng là nguồn nước tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho chúng mình nguồn nước quý giá, nước lại rất cần thiết cho đời sống con người vì vậy khi dùng nước chúng ta cần chú ý đến điều gì?
GD: Cần phải biết tiết kiệm, giữ gìn nguồn nước sạch.
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng để các con cùng chơi với nước, các con có đoán được đó là gì không? Cả lớp cùng cô đọc câu thần chú: “ Úm ba la” để mở ra xem đồ dùng đầu tiên mà cô chuẩn bị có gì nhé.
II. Hoạt động 2: Đo dung tích một vật bằng một đơn vị đo.
- Trên đây cô có gì? ( xô có chứa nước, một bể cá mini, ca nhựa, thẻ số từ 1 đến 5).
- Cá cũng giống như con người cũng cần có nước để tồn tại. Nhưng trong bể này không có nước, chúng ta phải làm gì?
- Khi đong nước các con chú ý điều gì? ( Múc vừa đầy, đổ nước nhẹ nhàng để không làm đổ nước ra ngoài)
- Cùng cô chơi trò tiếp nước cho cá. Cô giải thích cách chơi (Mời 1 bạn lên đong nước, 1 bạn lên đếm số lượng nước được đong và xếp đá rồi chọn thẻ số tương ứng xếp ra).
=> Cô giải thích: Nước đựng trong bình gọi là dung tích của bình.
- Cả lớp đọc: Nước đựng trong bình gọi là dung tích của bình.
III. Hoạt động 3: Dạy trẻ đo dung tích bằng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo
* Đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo.
- Các con thấy trước mặt mình có những gì?
- Cả lớp cùng quan sát và nhận xét xem ba vật này như thế nào với nhau? (không bằng nhau: nhỏ nhất, to hơn, to nhất), vật nào có dung tích nhỏ nhất (nhiều hơn, nhiều nhất)?
- Để biết rõ hơn về dung tích của các vật này như thế nào với nhau chúng mình cùng cô làm thí nghiệm đo bằng một dụng cụ đo trên ba vật khác nhau thì điều gì sảy ra nhé.
- Cả lớp cùng thực hiện đo bằng cách lấy ca inox mức đầy nước đổ vào cái chén nhựa, đếm kết quả gắn số. Tương tự với ly nhựa và tô nhựa.
- Bạn nào có nhận xét gì về 3 kết quả vừa thực hiện được.
+ Nước đựng trong chén ( ly, tô) gọi là gì?
+ Dung tích chén nhựa bằng mấy lần dung tích ca inox?
+ Dung tích ly nhựa bằng mấy lần dung tích ca inox?
+ Dung tích tô nhựa bằng mấy lần
Lĩnh vực: phát triển nhận thức
Hoạt động: làm quen với toán
Chủ đề lớn: nước và các hiện tượng tự nhiện
Chủ đề nhánh: nước
Đề tài: đo dung tích bằng một đơn vị đo
Người dạy: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
Đơn vị công tác: Trường MN Lê Thị Hồng Gấm
Ngày dạy: 12/03/2019
Lớp dạy: chồi 2 – MN Hoa Hồng
Thời gian: 25 - 30 phút
I/ MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1. Kiến thức
- Biết đo một vật bằng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo được.
- Trẻ biết đo dung tích của nhiều vật bằng một đơn vị đo. So sánh và diễn đạt kết quả đo.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng khéo léo khi đong đo, không bị đổ nước: múc và đổ không bị đổ ra ngoài, múc vừa đủ không quá đầy, quá vơi so với dụng cụ đo. Phát triển khả năng ghi nhớ và tư duy cho trẻ. Phát triển ngôn ngữ.
3. Thái độ
- Giáo dục trẻ có ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguồn nước sạch.
II/ CHUẨN BỊ
- Đồ dùng của cô:
+ 2 xô đựng nước, 1 bình thủy tinh, 1 tô nhựa, 1 chén nhựa, 1 ly nhựa, 1 ca Inox, 1 ca nhựa, thẻ số từ 1 đến 5.
+ Trò chơi: Tiếp nước cho cá, Thi múc nước nhanh
+ Nhạc bài: Cho tôi đi làm mưa với
- Đồ dùng của trẻ: 1 xô đựng nước, 1 tô nhựa, 1 chén nhựa, 1 ly nhựa, 1 ca Inox, thẻ số từ 1 đến 5.
III/ TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG
I. Hoạt động 1: Trò chuyện gây hứng thú
- Cùng chơi trò chơi: Mưa
“ Trời mưa – che dù
Mưa nhỏ - tí tách
Mưa to – lộp bộp
Mưa rào – ào ào
Sấm sét – đùng đùng”
+ Trò chơi của chúng mình vừa rồi nhắc đến hiện tượng thời tiết nào? ( Mưa)
=> Các con ạ, mưa giúp cây cối được tốt tươi, mưa cũng là nguồn nước tự nhiên mà thiên nhiên ban tặng cho chúng mình nguồn nước quý giá, nước lại rất cần thiết cho đời sống con người vì vậy khi dùng nước chúng ta cần chú ý đến điều gì?
GD: Cần phải biết tiết kiệm, giữ gìn nguồn nước sạch.
- Hôm nay cô đã chuẩn bị rất nhiều đồ dùng để các con cùng chơi với nước, các con có đoán được đó là gì không? Cả lớp cùng cô đọc câu thần chú: “ Úm ba la” để mở ra xem đồ dùng đầu tiên mà cô chuẩn bị có gì nhé.
II. Hoạt động 2: Đo dung tích một vật bằng một đơn vị đo.
- Trên đây cô có gì? ( xô có chứa nước, một bể cá mini, ca nhựa, thẻ số từ 1 đến 5).
- Cá cũng giống như con người cũng cần có nước để tồn tại. Nhưng trong bể này không có nước, chúng ta phải làm gì?
- Khi đong nước các con chú ý điều gì? ( Múc vừa đầy, đổ nước nhẹ nhàng để không làm đổ nước ra ngoài)
- Cùng cô chơi trò tiếp nước cho cá. Cô giải thích cách chơi (Mời 1 bạn lên đong nước, 1 bạn lên đếm số lượng nước được đong và xếp đá rồi chọn thẻ số tương ứng xếp ra).
=> Cô giải thích: Nước đựng trong bình gọi là dung tích của bình.
- Cả lớp đọc: Nước đựng trong bình gọi là dung tích của bình.
III. Hoạt động 3: Dạy trẻ đo dung tích bằng một đơn vị đo và diễn đạt kết quả đo
* Đo dung tích của các vật bằng một đơn vị đo.
- Các con thấy trước mặt mình có những gì?
- Cả lớp cùng quan sát và nhận xét xem ba vật này như thế nào với nhau? (không bằng nhau: nhỏ nhất, to hơn, to nhất), vật nào có dung tích nhỏ nhất (nhiều hơn, nhiều nhất)?
- Để biết rõ hơn về dung tích của các vật này như thế nào với nhau chúng mình cùng cô làm thí nghiệm đo bằng một dụng cụ đo trên ba vật khác nhau thì điều gì sảy ra nhé.
- Cả lớp cùng thực hiện đo bằng cách lấy ca inox mức đầy nước đổ vào cái chén nhựa, đếm kết quả gắn số. Tương tự với ly nhựa và tô nhựa.
- Bạn nào có nhận xét gì về 3 kết quả vừa thực hiện được.
+ Nước đựng trong chén ( ly, tô) gọi là gì?
+ Dung tích chén nhựa bằng mấy lần dung tích ca inox?
+ Dung tích ly nhựa bằng mấy lần dung tích ca inox?
+ Dung tích tô nhựa bằng mấy lần
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Mai Hồng Nhung
Dung lượng: |
Lượt tài: 12
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)