Lam quen văn hoc thơ renh rènh ràng ràng lớp 4 tuoi

Chia sẻ bởi Khuong Nguyen Tien Tai | Ngày 25/04/2019 | 258

Chia sẻ tài liệu: lam quen văn hoc thơ renh rènh ràng ràng lớp 4 tuoi thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:


PHÒNG GD - ĐT QUẬN CẦU GIẤY
TRƯỜNG MẦM NON HOA HỒNG






GIÁO ÁN

LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ

Đề tài  : Đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng”
Loại tiết : Đa số trẻ đã biết
Giáo viên  : Phạm Thị Thắm
Đối tượng dạy  : Trẻ 5 - 6 tuổi












NĂM HỌC 2017- 2018


GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài : Đồng dao “Rềnh rềnh ràng ràng”
Loại tiết : Đa số trẻ đã biết
Đối tượng  : Trẻ 5 - 6 tuổi
Số lượng  : 20 trẻ
Thời gian  : 30 - 35 phút
Người soạn, dạy : Phạm Thị Thắm

I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1. Kiến thức:
- Trẻ thuộc bài đồng dao
- Biết kết hợp đọc đồng dao với chơi trò chơi
2. Kỹ năng
- Trẻ có kỹ năng đọc ngắt nghỉ theo nhịp 2/2, thể hiện giọng đọc vui tươi
- Có khả năng điều chỉnh giọng đọc phù hợp với âm thanh (tốc độ nhanh chậm, to nhỏ)
- Đọc đồng dao theo các cách khác nhau: đọc nối tiếp, đọc khẩu miệng, đọc đối đáp.
3. Thái độ
- Trẻ yêu thích đồng dao và các trò chơi dân gian
II. CHUẨN BỊ:
1. Xác định cách đọc bài đồng dao
- Đọc bài đồng dao với giọng điệu: vui tươi, nhí nhảnh
- Đọc theo nhịp 2/2
2. Đồ dùng dạy học
a. Đồ dùng của cô:
- Trang phục dân gian
- Nhạc đồng dao để trẻ đọc (nhanh chậm, to nhỏ)
- Nhạc bài hát “ Rềnh rềnh ràng ràng”
b. Đồ dùng của trẻ
- Trẻ mặc trang phục hợp thời tiết, gọn gàng.
- Một số đồ dùng, dụng cụ âm nhạc để trẻ minh họa cho bài đồng dao: Mõ dừa, Song loan, xắc xô, mẹt, phách tre,...
3. Đia điểm: Lớp học gọn gàng sạch sẽ. Trẻ ngồi ở góc Dân gian của lớp, ngồi chiếu.
III. PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC TỔ CHỨC
Nội dung
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ

1. Ổn định tổ chức, gây hứng thú














2. Phương pháp và hình thức tổ chức
2.1.Hoạt động 1: Cô đọc cho trẻ nghe



















2.2. Hoạt động 2: Tổ chức cho trẻ đọc đồng dao




































3. Kết thúc

- Cô phụ tổ chức cho trẻ chơi trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ". Chúng mình ơi, hôm nay anh Mõ hẹn đến chơi với lớp mình mà sao giờ này vẫn chưa đến nhỉ? Cho cả lớp gọi anh Mõ. Mõ (Cô chính vào vai anh Mõ) xuất hiện
+ Anh Mõ đi đâu mà vui vậy? ( Anh đi xem Lễ hội dân gian, ở đó người ta tổ chức nhiều trò chơi dân gian lắm các em ạ? Anh thấy các em vừa chơi trò chơi vừa đọc bài đồng dao gì mà hay thế?
+ Ngoài trò chơi "Kéo cưa lừa xẻ" ra các em còn biết những trò chơi dân gian gắn với đọc đồng dao nào khác không?
+ Và anh Mõ biết có một bài đồng dao liên quan đến số đếm hay cực nhé, các em có biết đó là bài gì không?
+ Vậy để xem đó có đúng là bài đồng dao Rềnh rềnh ràng ràng không, chúng mình ngồi ngoan lắng nghe anh Mõ đọc nhé!


- Cô đọc kết hợp nhạc cụ ( Trẻ ngồi xúm xít bên cô)
+Chúng mình thấy anh Mõ đọc bài đồng dao này với giọng đọc như thế nào? (giọng đọc thể hiện sự vui tươi)
+ Anh ngắt nghỉ theo nhịp như thế nào các em biết không? (ngắt nghỉ theo nhịp 2/2 là mỗi câu thơ có 2 nhịp, cần chú ý ngắt nghỉ đúng nhịp.
- Cô cùng cả lớp đọc bài đồng dao, kết hợp gõ đệm phách tre theo nhịp
+ Chúng mình đã được học bài đồng dao này rồi đúng không nào? Chúng mình hãy đọc bài đồng dao này, kết hợp với gõ phách tre theo nhịp giống như anh Mõ vừa gõ nhé, chúng mình có đồng ý không?
* Đàm thoại về bài đồng dao
+ Trong bài đồng dao có mấy người?
+ Mọi người đang làm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Khuong Nguyen Tien Tai
Dung lượng: | Lượt tài: 2
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)