Ky thuat nuoi baba

Chia sẻ bởi Huỳnh Phước Hùng | Ngày 28/04/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: Ky thuat nuoi baba thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

----------

KỸ THUẬT NUÔI BA BA
----------
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA BA BA

1. Cách phân biệt nhanh các loài ba ba
Ba ba là động vật thuộc lớp bò sát, bộ rùa, họ ba ba Tryonychidae.
Trong họ ba ba có nhiều loài. Các loài thường gặp trên thị trường ba ba ở nước ta có ba ba hoa, ba ba gai, lẹp suối và cua đinh.
1. Cách phân biệt nhanh các loài ba ba
KỸ THUẬT NUÔI BA BA

2. Tập tính sinh sống của ba ba
KỸ THUẬT NUÔI BA BA

Tuy là động vật sống hoang dã, nhưng rất dễ nuôi trong ao, bể nhỏ.

Sống dưới nước là chính, nhưng có thể sống trên cạn và có lúc rất cần sống trên cạn.

Vừa biết bơi, vừa biết bò, leo, biết vùi mình nằm trong bùn cát, đặc biệt có thể đào hang trú ẩn, đào khoét bờ ao chui sang ao bên cạnh.

Ba ba nhút nhát lại vừa hung dữ.


3. Tính ăn
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
Ba ba thuộc loài ăn thức ăn động vật.
Ngay sau khi nở một vài giờ, ba ba đã biết tìm mồi ăn.
Trong tự nhiên thức ăn chính trong mấy ngày mới nở là động vật phù du ( thuỷ trần ), giun nước ( trùng chỉ ) và giun đất loại nhỏ.
Khi lớn ba ba ăn cá, tép, cua, ốc, giun đất, trai, hến...
Trong điều kiện nuôi dưỡng, có thể cho ba ba ăn thêm thịt của nhiều loại động vật rẻ tiền khác, đồng thời có thể huấn luyện cho ba ba biết ăn thức ăn chế biến ( thức ăn công nghiệp) ngay từ giai đoạn còn nhỏ.
4. Sinh trưởng
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
Ba ba hoa lúc mới nở có quy cỡ từ 3-6g/ con; Ba ba gai và ba ba Nam bộ cỡ lớn hơn.

Tốc độ lớn của ba ba phụ thuộc vào loài, kỹ thuật nuôi và điều kiện môi trường nuôi. Từ cỡ giống 100-200g/con, sau khi nuôi 6-8 tháng, ba ba hoa có thể đạt cỡ 0,5-0,8kg/con đối với miền Bắc; từ 0,8 – 1kg/ con đối với miền Nam.

Ba ba gai nuôi có tốc độ lớn nhanh gấp đôi hoặc trên gấp đôi ba ba hoa.
5. Sinh sản
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
Ba ba sống dưới nước, nhưng đẻ trứng trên cạn. Đến mùa đẻ, thường là vào mùa mưa, ba ba ban đêm bò lên bờ sông, bờ ao, hồ tìm chỗ kín đáo, có đất cát ẩm và tơi xốp bới tổ đẻ trứng. Đẻ xong chúng dùng 2 chân trước cào đất lắp kín trứng, dùng bụng xoa nhẵn mặt đất ổ trứng rồi xuống nước sinh sống, không biết ấp trứng.
Trứng nằm trong ổ, trải qua mưa nắng và các điều kiện không thuận lợi về dịch hại, sau 50-60 ngày nở thành ba ba con, điều kiện ấp tự nhiên này tỷ lệ nở rất thấp.
Trong điều kiện nuôi, con người có thể tạo chỗ cho ba ba đẻ thuận lợi hơn và có nhiều phương pháp ấp trứng đảm bảo tỷ lệ nở cao trên dưới 90%.
6. Tính thời vụ rất rõ rệt giữa 2 vùng
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
-Ở các tỉnh phía Bắc: đẻ sớm vào cuối tháng 3 hoặc đầu tháng 4 ( dương lịch ), đẻ rộ trong các tháng 5,6,7 sau đó đẻ rải rác tiếp các tháng 8,9,10, cuối tháng 10 là kết thúc vụ đẻ.
Thời vụ nuôi bắt đầu vào cuối tháng 3 đến đầu tháng 12.

-Ở các tỉnh miền Trung và phía Nam: sinh trưởng liên tục và đẻ quanh năm.
II. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM BA BA GAI
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
Ðiều kiện ao, bể nuôi
- Chọn nơi yên tĩnh, gần nhà để dễ bảo vệ, bờ ao phải xây bằng gạch chắc chắn, có rào chắn để quản lý được Ba ba trong khu vực nuôi.
-Ao nuôi nên có hình chữ nhật. Kết cấu gồm : lòng ao, bờ ao, cống cấp, thoát nước, có các công trình phụ kèm theo, sân cho Ba ba lên ăn, hầm trú đông.
-Diện tích ao từ 100 150 m2 là thích hợp, độ sâu mức nước ao từ 1,5 2 m, nên sâu 2 m để Ba ba trú đông và mát về mùa hè, ao nên đổ 1/2 diện tích cát mịn sạch có độ dầy cát 15 20 cm, đáy ao có độ nghiêng dần về cống thoát nước, góc ao có lối cho Ba ba bò lên vườn hoặc bãi nghỉ ngơi để Ba ba phơi nắng khi cần thiết, cửa cống cấp và thoát nước có lưới sắt chắn.
II. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM BA BA GAI
KỸ

THUẬT

NUÔI

BA BA
2. Chuẩn bị ao, bể nuôi

Trước mỗi vụ nuôi, ao phải được tẩy dọn sạch sẽ, diệt hết mầm bệnh. Ðối với các ao, bể nuôi từ năm thứ 2 trở đi, việc tẩy ao trước khi thả giống càng phải được tiến hành chu đáo, nếu lớp cát đáy ao bẩn cần được thay lớp cát mới, sạch để đạt tỷ lệ sống và năng suất cao.
II. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM BA BA GAI
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
2. Thả giống

- Mùa vụ thả Ba ba giống: từ tháng 2 đến tháng 3 hằng năm.
- Tiêu chuẩn chọn Ba ba giống :
Ba ba giống phải có ngoại hình mập, da bóng, không bị sây sát hoặc dị hình. Ba ba khoẻ mạnh không bị nhiễm bệnh. Nên thả Ba ba giống cùng cỡ tối thiểu đạt 100 g/con.

- Mật độ thả :
Tuỳ theo điều kiện cụ thể, có thể áp dụng thả với mật độ 0,5 - 1 con/m2, năng suất không cao nhưng phù hợp với điều kiện thực tế gia đình; thả 4-5 con/m2 đối với hình thức nuôi thâm canh.
II. KỸ THUẬT NUÔI THƯƠNG PHẨM BA BA GAI
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
3. Chăm sóc quản lý ao nuôi
- Phải đảm bảo nước ao luôn sạch.
- Loại thức ăn :
Thức ăn nuôi Ba ba là thức ăn động vật sống hoặc chết. Ngoài ra, có thể cho Ba ba ăn thức ăn khô nhưng phải nhạt.
- Cách cho Ba ba ăn :
Lượng thức ăn hằng ngày cho Ba ba ăn bằng 3-5% trọng lượng Ba ba trong ao nuôi. Điều chỉnh thức ăn theo diễn biến thời tiết khí hậu, sức khỏe, giai đoạn phát triển của Ba ba.
Thức ăn phải được rửa sạch, thức ăn ươn phải được nấu chín. Không cho Ba ba ăn thức ăn mặn.
Ba ba ăn 1-2 lần/ngày ở vị trí cố định trong ao hoặc bể nuôi.

III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
Bệnh đỏ cổ
2. Bệnh đốm trắng
3. Bệnh ghẻ lở ở cổ
4. Bệnh nấm thủy mi
5. Bệnh phù đỏ ở mai bụng
6. Bệnh di độc tố mỡ
7. Bệnh gầy đét
8. Bệnh sưng phổi kèm hỏng mắt
9. Bệnh trùng hình chuông
10. Các bệnh ký sinh trùng khác
11. Bệnh ngộ độc do nước bẩn
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI VẰN NƯỚC NGỌT
1. Bệnh đỏ cổ
Triệu chứng: Hoạt động chậm chạp, thỉnh thoảng nổi lên mặt nước, thường bò lên bờ bờ cỏ, đất bùn, không muốn ăn, cổ bị xung huyết sưng lên có màu đỏ, bụng cũng xung huyết có màu đỏ và có những khoảng loét đỏ... Gan, tỳ phù thũng, mồm mũi chảy máu, 2 mắt mờ nhìn không rõ.
Bệnh này rất nguy hiểm, truyền nhiễm rất nhanh, nguyên nhân do vi rút và nấm.
Phòng trị: dùng Oxytetracylin trộn vào thức ăn hoặc dùng thuốc (dạng tiêm) tiêm vào bụng ba ba.
Khi phát hiện có bệnh, không nên lấy nước có mùi amôniắc (NH3) cho vào ao nuôi, để phòng bệnh càng nặng hơn. Cách ly ba ba bệnh. Dùng vôi tẩy ao, thay nước mới sạch (trước khi thực hiện, bắt hết ba ba ra khỏi ao).
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
Hình2: Thức ăn tự nhiên của cá rô phi: ÐVPD, TVPD và động vật đáy
2. Bệnh đốm trắng
Triệu chứng: Bốn chân, diềm áo của ba ba có đốm lang trắng ngày một rộng ra, biểu bì bị hoại tử. Ba ba kém ăn, ngứa ngáy khó chịu bệnh này gây chết tương đối ít nhưng nếu bệnh phát sinh ở hầu thì làm cho ba ba khó thở và dễ dẫn đến chết. Bệnh này thường gặp quanh năm, nhưng nhiều nhất vào tháng 5 - 7.

Phòng trị: Dùng vôi tẩy ao triệt để. Cách ly con bệnh. Dùng thuốc mỡ Tetracylin bôi lên chỗ bệnh. khi vận chuyển, thả bắt ba ba phải nhẹ nhàng, đừng để chúng bị xây xát.
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
3. Bệnh ghẻ lở ở cổ
Bệnh này do vi rút và nấm gây ra.
Triệu chứng: Cổ sưng phù và có vết lở ở cổ, có nấm thủy mi bám lên. Ba ba kém ăn, nhất là đối với ba ba con khi mắc bệnh chúng không ăn uống gì, cổ không thể cử động, toàn thân hoạt động chậm chạp. Nếu không điều trị kịp thời, vài ngày sau có thể chết. Bệnh này thường xảy ra quanh năm.

Phòng trị: Dùng nước muối nồng độ 5% tắm cho ba ba độ 1 giờ, sau đó dùng thuốc tím (KMnO4) bôi lên, liên tục điều trị 3 - 4 ngày, hiệu quả khá rõ. Dùng Oxytetracylin bôi lên chỗ bị bệnh cũng trị được bệnh


III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
4. Bệnh thủy mi
Do loại nấm thủy mi kí sinh.

Triệu trứng: Ba ba bị bệnh toàn thân một lớp lông như lông tơ. Bệnh này không làm cho ba ba chết ngay, nhưng vì kém ăn nên dần dần suy yếu, nhất là thời kỳ ngủ đông, có thể dẫn đến chết hàng loạt.

Phòng trị: Dùng 2g ngũ bọi tử đun lấy 1 chén nước, ph vào 1m3 nước bình thường, vẩy xuống ao để phòng bệnh cho ba ba. Dùng Formali nồng độ 100ppm hoặc dùng 0,004% sô đa để tẩy ao. Trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn (theo như cách phòng trị bệnh đỏ cổ nói ở phần trên).
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
5. Bệnh phù đỏ ở mai bụng

Bệnh do vi rút gây ra.
Triệu trứng: Mai bụng viêm đỏ. Bệnh này thường xảy ra khi vận chuyển, xếp ba ba đè nặng lên nhau, hoặc cũng có thể di phản ứng của một loại bệnh nào đó trong nội tạng.

Phòng trị: Dùng thuốc kháng sinh tiêm vào cơ thể 10 - 15 vạn đơn vị/con. Khi bắt, vận chuyển ba ba chú ý bảo vệ không cho chúng cắn nhau. Lúc có bệnh cần cách ly, dùng vôi tiêu độc cho ao mồi

III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
6. Bệnh di độc tố mỡ
Triệu chứng: Ba ba lờ đờ, hay nổi lên mặt nước, bỏ ăn rồi chết. Khi bệnh còn nhẹ, nhìn bên ngoài khó phát hiện. Khi bệnh nặng, bề ngoài ba ba bị biến dạng, da bụng bị xám đen và có nhiều vết ban màu xanh tro, chàm, cổ sưng to, da phù, mình dày hơn lúc bình thường, dưới da có các bọng nước, chân sưng mỏng và mềm nhũn. Nếu mổ ba ab ra, thấy bụng có mùi thối, các mô mỡ có màu vàng nâu hoặc màu vàng đất (bình thường thì trắng hoặc hồng), gan sưng to và màu đen.

Phòng trị: không cho ăn thức ăn quá béo hay đã biến chất. Trộn vitamin B,C,E vào thức ăn cho ba ba ăn. Phối hợp cho ăn cả thức ăn động và thực vật, không cho ăn loại nhộng tằm, cá, thịt... đã để quá lâu bị biến chất sinh ra độc tố.
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI CÁ RÔ PHI VẰN
7. Bệnh gầy đét

Triệu chứng: Ba ba lờ đờ, gầy, ốm yếu, rất rõ hình bộ xương, kém ăn rồi bỏ ăn và chết.

Phòng trị: Hiện chưa có biện pháp hữu hiệu. Nên cho ăn đầy đủ và thức ăn chất lượng tốt.
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
8. Bệnh sưng phổi kèm hỏng mắt
Do vi khuẩn hình que phó đại tràng sinh ra.
Triệu chứng: Ba ba mù cả hai mắt, lờ đờ thường là lên bờ nằm im một chỗ, khó thở, luôn ngóc đầu, há mồm. ăn kém rồi bỏ ăn. Mắt bị xung huyết, sưng mù, lòng đen bị lõm sâu, có rử mắt che kín. Nếu mổ ra thấy phổi bị đen, có các nốt sần cứng nổi lên trên. Bệnh phát sinh nhiều ở các ao bị bẩn về mùa nắng hạn. Mùa xuân và mùa thu, ít bệnh.

Phòng trị: không để nước ao bị bẩn; trong ao nuôi có thể thả lẫn cá chép, diếc, trôi, rô phi để chúng tận dụng thức ăn, làm sạch ao. Vào mùa hay sinh bệnh, trộn thuốc kháng sinh vào thức ăn cho ba ba.
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
9. Bệnh trùng hình chuông
Do loài ký sinh trùng có cái chuông gây ra.
Triệu chứng: trên lưng, cổ, các chân của ba ba (đặc biệt là ba ba con) có các búi trắng như lông tơ, các vết thương bị sưng. Ba ba khó chịu, bỏ ăn dần, gầy yếu và lở loét. Con bị nặng, rất dễ chết.
Phòng trị: rắc thuốc Dipterex (Dipterex la thuoc thu y thuy san da duoc bo thuy san cam su dung trong san xuat kinh doanh thuy san theo quyet dinh 07/2005/QĐ-BTS ngày 24/02/2005) xuống ao, liều lượng 0,5g/m3 nước nửa tháng một lần, 2-3 lần liên tục. Tắm ba ba bệnh trong dung dịch Sulfat đồng (CuSO4) nồng độ 8ppm hoặc dung dịch thuốc tím (KMnO4) nồng độ 20ppm, mỗi ngày một lần, mỗi lần 30 phút, làm liên tục cho khỏi bệnh mới thôi. Thay nước ao.
III. MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
KỸ THUẬT NUÔI BA BA
10. Các bệnh ký sinh trùng khác
Ba ba còn bị nhiều loại ký sinh trùng khác như nguyên sinh động vật, đỉa... ký sinh ở nội tạng, máu, da, ống dẫn trứng, đường ruột, v.v... gây viêm loét các bộ phận cơ thể.
Phòng trị: tắm cho ba ba bệnh trong dung dịch Sulfat đồng hoặc thuốc tím (nồng độ như trên) trong 30 phút, mỗi ngày một lần trong suốt một tuần.
11. Bệnh ngộ độc do nước bẩn
Do nước ao tù bẩn lâu ngày, sinh ra các chất khí độc (NH3, H2S, CO2...) với nồng độ cao, gây ngộ độc.
Triệu chứng: chân trước, chân sau, bụng, cổ bị xung huyết sưng đỏ, bị rữa nát nếu đau nặng; diềm mai bị rách hình răng cưa.
Phòng trị: thay nước luôn, khử trùng đáy ao trước khi qua mùa đông.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN !
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Huỳnh Phước Hùng
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)