KY NANG SONG LONG GHEP TRONG MON SINH HOC

Chia sẻ bởi Đàm Thị Kim Cúc | Ngày 04/05/2019 | 24

Chia sẻ tài liệu: KY NANG SONG LONG GHEP TRONG MON SINH HOC thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Mục tiêu
1. Về kiến thức:
Nêu lên được khái niệm KNS và các quan niệm về KNS
Trình bày được mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục KNS cho HS trong nhà trường;
Phân tích được các phương pháp giáo dục KNS cho HS trong nhà trường;
Nêu và phân tích được khả năng giáo dục KNS cho HS qua môn Sinh học;
Thiết kế được giáo án tăng cường giáo dục KNS cho hS qua môn Sinh học.

2. Về kĩ năng:
Tổ chức và thực hiện các hoạt động giáo dục KNS trong nhà trường;
Có khả năng tổ chức tập huấn cho GV ở địa phương.

3. Về thái độ:
Có ý thức và tinh thần trách nhiệm giáo dục KNS cho HS;
Chủ động tham gia và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho HS.
Nội dung khoá tập huấn


Bài 1: Quan niệm kĩ năng sống
Bài 2: Mục tiêu, nguyên tắc, nội dung giáo dục KNS cho HS trong trường phổ thông
Bài 3: Phương pháp giáo dục KNS cho HS trong trường phổ thông
Bài 4: Giáo dục KNS cho HS qua môn Sinh học
Bài 5: Thực hành thiết kế giáo án
I. VÌ SAO CẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG?
II. KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
III. CẦN GIÁO DỤC NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG NÀO CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG?
(Thảo luận nhóm)
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG MÔN SINH HỌC.
(Thảo luận nhóm)
I. Vì sao cần giáo dục KNS cho HS THCS?


1 số học sinh nữ lớp 9 mang thai
Tru?t t?t nghi?p, m?t n? sinh t? t?
M?t n? sinh t? t? t?i tru?ng vỡ b? m? dỏnh
4. Một nhóm nữ sinh đánh nhau trên đường phố ngay giữa thủ đô Hà NộI
5 1 số các em nam lớp 7 tụ tập nhau lại hút thuốc lá.
I. VÌ SAO CẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HS TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG?
* Việc giáo dục KNS cho HS trong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt vì:
1. Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
- Hiện nay đã có hơn 155 nước trên thế giới quan tâm đến việc đưa KNS vào nhà trường, trong đó có 143 nước đã đưa vào chương trình chính khóa ở Tiểu học và Trung học.
- Việc giáo dục KNS cho HS ở các nước được thực hiện theo ba hình thức:
+ KNS là một môn học riêng biệt,
+ KNS được tích hợp vào một vài môn học chính,
+ KNS được tích hợp vào nhiều hoặc tất cả các môn học trong chương trình.
I. VÌ SAO CẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG?
* Việc giáo dục KNS cho HS trong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt vì:
2. Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
- Mục tiêu giáo dục phổ thông đã chuyển từ trang bị kiến thức cho HS sang trang bị những năng lực cần thiết cho các em, đặc biệt là năng lực hành động, năng lực thực tiễn.
- Giáo dục KNS cho HS, với bản chất là hình thành và phát triển cho các em khả năng làm chủ bản thân, khả năng ứng xử phù hợp với những người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống.
* Việc giáo dục KNS cho HS trong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt vì:
3. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với HS phổ thông.
- Lứa tuổi HS là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách, giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâu sắc về XH, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động...
- Nếu không được giáo dục KNS, thiếu KNS, các em dễ bị lôi kéo vào các hành vi tiêu cực, bạo lực, vào lối sống ích kỉ, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.
 Vì vậy, việc giáo dục KNS cho HS là rất cần thiết, giúp các em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng và Tổ quốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộc sống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè và mọi người, sống tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa và lành mạnh.
I. VÌ SAO CẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG?
* Việc giáo dục KNS cho HS trong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt vì:
4. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
- Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của con người, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng. Ví dụ: Nhiều người biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, nhưng họ vẫn hút thuốc. Đó chính là vì họ đã thiếu KNS.
- Có thể nói KNS chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiến thức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cực, lành mạnh.
- Người có KNS sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử, giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trong cuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình. Ngược lại, người thiếu KNS thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống.
- KNS còn góp phần thúc đẩy sự phát triển của XH, giúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệ quyền con người.
I. VÌ SAO CẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO TRONG TRƯỜNG PHỔ THÔNG?
* Việc giáo dục KNS cho HS trong các trường phổ thông là rất cần thiết và có tầm quan trọng đặc biệt vì:
1. Giáo dục KNS cho HS trong các nhà trường phổ thông là xu thế chung của nhiều nước trên thế giới.
2. Giáo dục KNS nhằm thực hiện yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
3. Giáo dục KNS là yêu cầu cấp thiết đối với HS phổ thông.
4. Kĩ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội.
II. KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
* Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): KNS là khả năng để có hành vi thích ứng và tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách thức của cuộc sống hàng ngày
* Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): KNS là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
* Theo Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục Liên hợp quốc (UNESCO): KNS gắn với 4 trụ cột của giáo dục, đó là:


- Học để biết: gồm các kĩ năng tư duy như: tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức được hậu quả,…
- Học làm người: gồm các kĩ năng cá nhân như: ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…
- Học để sống với người khác: gồm các kĩ năng xã hội như: giao tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông.
- Học để làm: gồm kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như: kĩ năng đặt mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm,…
II. KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
 KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người.
- Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
Người có KNS sống = khả năng làm chủ bản thân
khả năng ứng xử phù hợp
khả năng ứng phó tích cực
- KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống và các mối quan hệ.
II. KĨ NĂNG SỐNG LÀ GÌ?
* Một số điểm cần lưu ý:
- KNS không thể tự nhiên có được mà do cá nhân hình thành qua quá trình học tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống. Vì vậy, giáo viên, cần tạo nhiều cơ hội và tình huống trong bài giảng để tạo điều kiện cho các em rèn luyện và hình thành KNS cho bản thân.
- Không có các bước cố định, cứng nhắc để hình thành một kĩ năng, mà tùy vào khả năng sẵn có ở HS, mà GV tạo cơ hội, tình huống để các em điều chỉnh, hình thành thêm kĩ năng mới ở mức độ cần thiết
- Một hoạt động được tổ chức tốt HS tham gia tích cực sẽ hình thành nhiều kĩ năng khác nhau, mà không giới hạn ở một hay hai kĩ năng nào đó.
III. CẦN GIÁO DỤC NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG NÀO CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG?
1. Mục tiêu giáo dục kĩ năng sống.
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng ngày.
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
2. Nguyên tắc giáo dục KNS cho HS trong nhà trường phổ thông.
a. Tương tác: KNS được hình thành trong quá trình tương tác với người khác.
b. Trải nghiệm: KNS được hình thành khi người học được trải nghiệm trong các tình huống thực tế.
c. Tiến trình: KNS không thể được hình thành “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có quá trình: nhận thức → hình thành thái độ → thay đổi hành vi.
d. Thay đổi hành vi: giúp người học hình thành hành vi tích cực, thay đổi giá trị, thái độ và hành vi trước đó.
c. Thời gian - môi trường giáo dục: càng sớm càng tốt, ở lứa tuổi nào cũng cần học, rèn luyện và củng cố KNS mọi lúc mọi nơi (nhà trường, gia đình, cộng đồng).
- Trong nhà trường GD KNS trên giờ học hoặc hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Bối cảnh
(Không gian, Thời gian, Nội dung,…)
Phương pháp
Kĩ thuật dạy học,

Kĩ năng sống
Gieo hành vi gặt thói quen
Gieo thói quen gặt nhân cách
Trải nghiệm
Rèn luyện
III. CẦN GIÁO DỤC NHỮNG KĨ NĂNG SỐNG NÀO CHO HS TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG?
3. Các KNS cần giáo dục cho HS phổ thông:
Kĩ năng
sống
1. KN tự nhận thức
2. KN xác định giá trị
3. KN kiểm soát cảm xúc
4. KN ứng phó với căng thẳng
5. KN tìm kiếm sự hỗ trợ
19. KN đặt mục tiêu
17. KN kiên định
16. KN giải quyết vấn đề
15. KN ra quyết định
13. KN tư duy phê phán
12. KN hợp tác
20. KN quản lí thời gian
21. KN tìm kiếm và xử lí thông tin
7. KN giao tiếp
8. KN lắng nghe tích cực
9. KN thể hiện sự cảm thông
6. KN thể hiện sự tư tin
10. KN thương lượng
11. KN giải quyết mâu thuẫn
14. KN tư duy sáng tạo
18. KN đảm nhận trách nhiệm
THẢO LUẬN NHÓM
- Lớp chia thành 7 nhóm.
- Mỗi nhóm nghiên cứu 3 kĩ năng:
+ Nhóm 1: Kĩ năng 1, 2, 3.
+ Nhóm 2: Kĩ năng 4, 5, 6.
+ .......
+ Nhóm 7: Kĩ năng 19, 20, 21. Các nhóm chuẩn bị trên giấy khổ A4 trong thời gian 15 - 30 phút.
- Cử đại diện lên trình bày trước lớp về:
Bản chất, ý nghĩa, mối liên quan với các KNS khác
Kết luận:
- Nội dung GDKNS cho HS tập trung vào các kĩ năng Tâm lý - Xã hội. Việc hình thành những kĩ năng này phải gắn kết và song hành với việc hình thành các kĩ năng học tập như: đọc, viết, tính toán…
- Nội dung GDKNS cần được vận dụng linh hoạt tuỳ theo từng lứa tuổi, cấp học, môn học, hoạt động giáo dục và điều kiện cụ thể. Ngoài các KNS cơ bản trên, tùy theo đặc điểm vùng, miền, địa phương, GV có thể lựa chọn thêm một số KNS khác để giáo dục cho HS của trường, lớp mình cho phù hợp.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG MÔN SINH HỌC LÀ:
Phương pháp giáo dục KNS: Không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung môn sinh học mà: Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
KTDH
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH
PHỔ THÔNG TRONG MÔN SINH HỌC LÀ:
Phương pháp và kĩ thuật dạy học là gì?
QDDH là nh?ng định hướng mang tính chiến lược, cương lĩnh, là mô hỡnh lý thuyết của PPDH.
PPDH cụ thể quy định nh?ng mô hỡnh hành động của GV và HS.
Kỹ thuật dạy học (KTDH): là nh?ng bi?n phỏp, cách thức hành động của của GV và HS trong các tỡnh huống hành động nhỏ nhằm thực hiện và điều khiển quá trỡnh dạy học
KTDH du?c hi?u l� don v? nh? nh?t c?a PPDH
QUAN ĐIỂM DH
PPDH (nghĩa hẹp)
KTDH
Phương pháp giáo dục KNS: Không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung môn sinh học mà: Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
1. Một số phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học nhóm
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp trò chơi
- Dạy học theo dự án
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
* Bản chất:
- Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không phải trên văn bản viết.
* Quy trình thực hiện:
Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
- HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với người khác).
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.
PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI
* Bản chất: Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “làm thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
* Quy trình thực hiện: Có thể tiến hành theo các bước sau:
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý nghĩa của các cách ứng xử.
- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã cho.
PHƯƠNG PHÁP TRÒ CHƠI
* Bản chất
- Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi nào đó.
* Quy trình thực hiện
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
- Chơi thử (nếu cần thiết)
- HS tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi
- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN DỰ ÁN
* Bản chất:
- Là phương pháp dạy học trong đó:
+ Nội dung bài học được thiết kế thành một vấn đề cần giải quyết.
+ HS được chỉ dẫn cách thức và sử dụng các kĩ năng cần thiết để giải quyết vấn đề.
+ HS được cung cấp các công cụ, phương tiện, nguồn tài liệu cần thiết để giải quyết vấn đề
+ Kết quả của học tập là một sản phẩm có chất lượng
- Là một hình thức dạy học, trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn. Nhiệm vụ này được thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, điều chỉnh đánh giá quá trình và kết quả thực hiện, kết quả dự án là những sản phẩm có thể trình bày, giới thiệu
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN DỰ ÁN
* Cấu trúc:
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC DỰA TRÊN DỰ ÁN
* Các bước thực hiện
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ / TÌNH HUỐNG
GV, HS dựa vào SGK xác định vấn đề và mục đích của dự án
XÂY DỰNG KẾ HOẠCH
GV xây dựng bộ câu hỏi định hướng rồi cùng HS lập kế hoạch thực hiện
THỰC HIỆN
HS làm việc nhóm hoặc cá nhân, kết hợp lí thuyết, thực hành, GV chỉ đạo, theo dõi, trợ giúp
GIỚI THIỆU SẢN PHẨM DỰ ÁN
HS hoàn thành sản phẩm, giới thiệu, trình bày sản phẩm dự án
ĐÁNH GIÁ / KẾT LUẬN
GV và HS đánh giá kết quả, rút ra kinh nghiệm, kiến thức mới.
(kết luận GV chuẩn bị trước, có thể chốt lại trên bài trình bày của HS hoặc đưa ra nếu không chốt được trên bài trình bày của HS)
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH PHỔ THÔNG TRONG MÔN SINH HỌC LÀ:
Phương pháp giáo dục KNS: Không phải là lồng ghép, tích hợp thêm KNS vào nội dung môn sinh học mà: Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực để tạo điều kiện, cơ hội cho HS được thực hành, trải nghiệm KNS trong quá trình học tập.
1. Một số phương pháp dạy học tích cực
- Phương pháp dạy học nhóm
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
- Phương pháp giải quyết vấn đề
- Phương pháp đóng vai
- Phương pháp trò chơi
- Dạy học theo dự án
2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực
KTDH
tích cực
1. KT chia nhóm
2. KT giao nhiệm vụ
3. KN đặt câu hỏi
4. KT "Khăn trải bàn"
5. KT "Phòng tranh"
19. Tóm tắt nội dung tài liệu theo nhóm
17. KT "Nói cách khác"
16. KT "Đọc hợp tác"
15. KT "Viết tích cực"
13. KT "Bản đồ tư duy"
12. KT "Hỏi chuyên gia"
7. KT các "Mảnh ghép"
8. KT động não
9. KT "Trình bày 1 phút"
6. KT "Công đoạn"
10. KT "Chúng em biết 3"
11. KT "Hỏi và trả lời"
14. KT "Hoàn tất một nhiệm vụ"
18. Phân tích phim
2. Một số kĩ năng dạy học tích cực
THẢO LUẬN NHÓM
- Lớp chia thành 6 nhóm.
- Nhóm 1 → 5 mỗi nhóm nghiên cứu 3 kĩ thuật dạy học, nhóm 6 nghiên cứu 4 KTDH còn lại.
+ Nhóm 1: Kĩ thuật dạy học 1, 2, 3.
+ Nhóm 2: Kĩ thuật dạy học 4, 5, 6.
+ .......
+ Nhóm 6: KTDH 16, 17, 18, 19. Các nhóm chuẩn bị trên giấy khổ A0 trong thời gian 15 - 30 phút. Nội dung:




- Cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Kết luận:
Trên đây là những định hướng chung về mục tiêu, nội dung, phương pháp,và các bước thực hiện giáo dục KNS cho HS phổ thông , các định hướng này thực hiện cụ thể trong từng môn học và hoạt động ngoài giờ lên lớp
Tùy đặc trưng môn học, cấp học có thể tập trung vào giáo dục các KNS khác nhau cũng như sử dụng các ppdh, ktdh tích cực khác nhau
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đàm Thị Kim Cúc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)