Kỹ năng sống: Lồng ghép QPAN
Chia sẻ bởi Dương Kim Dung |
Ngày 09/05/2019 |
440
Chia sẻ tài liệu: Kỹ năng sống: Lồng ghép QPAN thuộc Bài giảng khác
Nội dung tài liệu:
HỌC VIỆN QUẢN LÝ GIÁO DỤC
-----------------
Một số vấn đề chung về
dạy học lồng ghép kiến thức Giáo dục Quốc phòng và An ninh qua nội dung môn học trong chương trình Tiểu học
GIÁO DỤC QP-AN
Mục tiêu
Qua hoạt động lồng ghép nội dung giáo dục QP-AN vào . . chương trình dạy học giáo dục cho học sinh Tiểu học nhằm:
1. Xây dựng, phát triển tư duy, bồi dưỡng nhân cách con người VN, yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc với truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc VN; có ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần đoàn kết, yêu tổ quốc, yêu đồng bào
2. Giáo dục QPAN trong trường TH, phải phù hợp với điều kiện tâm sinh lý lưa tuổi, được tiến hành lồng ghép thông qua nội dung các bài học có trong chương trình, SGK và thông qua các hoạt động ngoại khóa: tham quan lịch sử, bảo tàng, nhà truyền thống, đơn vị vũ trang, hội thi tìm hiểu về QPAN
I - Tích hợp và Dạy học tích hợp là gì?
4
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó GV tổ chức, hướng dẫn để HS biết huy động tổng hợp KT, KN,… thuộc nhiều lĩnh vực (môn học/HĐGD) khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm vụ HT; thông qua đó hình thành những KT, KN mới; phát triển được những NL cần thiết, nhất là NL giải quyết vấn đề trong HT và thực tiễn cuộc sống.
Ở mức độ thấp (nhẹ nhàng, đơn giản): lồng ghép những nội dung GD có liên quan vào quá trình dạy học một môn học.
(mức độ nhận biết, ghi nhớ)
Ví dụ: thực hiện tích hợp GD đạo đức, GD quốc phòng an ninh; GD chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai; GD an toàn giao thông,…
I - Tích hợp và Dạy học tích hợp là gì?
2. Mức độ tích hợp cao: xử lí các nội dung KT trong mối liên quan với nhau, bảo đảm cho HS vận dụng tổng hợp các KT để giải quyết các vấn đề trong HT, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc HS phải học lại nhiều lần cùng một nội dung KT ở các môn học khác nhau.
Chủ đề tích hợp liên môn là những chủ đề có nội dung KT liên quan đến hai hay nhiều môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá trình trong TN hay XH.
Ví dụ: KT Lịch sử và Địa lí trong chủ quyền biển, đảo; KT trong GD đạo đức, lối sống…
I - Tích hợp và Dạy học tích hợp là gì?
II. Ưu điểm của dạy học tích hợp liên môn
(Dạy theo chủ đề)
Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú HT cho HS.
HS được tăng cường vận dụng KT tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ KT máy móc.
HS không phải học lại nhiều lần cùng một nội dung KT ở các môn học khác nhau, gây quá tải, nhàm chán, không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của KT tổng hợp vào thực tiễn.
Rà soát chương trình các môn học có liên quan với nhau trong CT, tìm ra những KT chung để xây dựng thành các chủ đề dạy học tích hợp liên môn.
Ví dụ: Trong CT các môn tiếng Việt, Lịch sử-địa lí, đạo đức... có các nội dung KT chung về ứng dụng trong đời sống. Rà soát CT các môn học này, có thể xác định được một số KT liên môn như sau:
+ KT về bài Tập đọc“Người liên lạc nhỏ“(lớp 3), tích hợp thông qua kể thêm các tấm gương dũng cảm, yêu nước của thiếu niên VN mà HS biết.
III. Xác định nội dung dạy học tích hợp liên môn
IV. Xây dựng các chủ đề tích hợp
Bộ đã giao quyền tự chủ xây dựng và thực hiện KHGD, phát huy vai trò sáng tạo của Nhà trường và GV; chỉ đạo các cơ sở GD, tổ chuyên môn và GV chủ động, linh hoạt trong việc xây dựng KHGD phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường, địa phương và khả năng của HS.
Tùy vào điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, nhà trường có thể xây dựng các chủ đề (chủ điểm) tích hợp liên môn phù hợp.
Trước mắt, để tránh sự xáo trộn nhiều gây khó khăn cho việc thực hiện KHGD chung, có thể chọn các nội dung KT liên môn nằm trong CTGD của một lớp để xây dựng chủ đề dạy học tích hợp liên môn, đảm bảo hoàn thành CT môn học của khối đó trong năm học.
Vấn đề này đối với GD QP-AN đã có trong thông tư 01/2017
V. Nội dung trình bày một chủ đề tích hợp liên môn
3.3. Mục tiêu của chủ đề
a) Về kiến thức: Trình bày về nội dung KT mà HS sẽ học được thông qua chủ đề.
b) Về kĩ năng: Trình bày về những KN của HS được hình thành thông qua thực hiện các hoạt động học theo chủ đề. Sử dụng động từ hành động để ghi các loại KN và NL mà HS được phát triển qua thực hiện chủ đề.
c) Về thái độ: Trình bày về những tác động của việc thực hiện các hoạt động học theo chủ đề đối với nhận thức, giá trị sống và định hướng hành vi của HS.
d) Các NL chính hướng tới: HS được học thông qua thực hành, sáng tạo và tạo ra sản phẩm học tập có ý nghĩa cho bản thân; sáng tạo ra một sản phẩm hoặc thực hiện một việc nào đó. Các năng lực đọc, viết, suy luận… được phát triển trong việc tạo ra sản phẩm học tập.
V. Xây dựng kế hoạch dạy học
Xây dựng KHDH của các môn học có liên quan sau khi đã tách một số KT ra để xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn. KHDH của mỗi môn học cần phải tính đến thời điểm dạy học các chủ đề tích hợp liên môn đã được xây dựng, đảm bảo sự phù hợp và hài hòa giữa các môn học.
Lựa chọn thời điểm tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn phù hợp với KHDH của các môn học liên quan. Căn cứ vào nội dung KT và thời lượng dạy học được lấy ra từ các môn học tương ứng, thống nhất các thời điểm trong năm học để tổ chức dạy học các chủ đề tích hợp liên môn (Tổ chức thành chủ đề: ngày 22/12).
KẾ HOẠCH DẠY HỌC LỒNG GHÉP NÔI DUNG GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH NĂM HỌC 2018 – 2019
Căn cứ vào công văn số …
Căn cứ tình hình thực tế triển khai nhiệm vụ năm học của trường …và tổ nhóm chuyên môn,… xây dựng kế hoạch dạy lồng ghép nội dung giáo dục QP-AN, chủ quyền biên giới, biển đảo và giáo dục địa phương năm học 2018-2019 với nội dung như sau:
I. Mục tiêu:
- Tuyên truyền, giáo dục yêu tổ quốc, tự tôn dân tộc, chủ quyền quốc gia về biên giới, biển đảo…. thực hiện học đi đôi với hành, gắn kiến thức lí thuyết của các môn học với tìm hiểu thực tiễn địa phương, góp phần hình thành và phát triển các năng lực chung của học sinh trong nhà trường.
..................................
II. Kế hoạch cụ thể:
1. Học kì I:
VI. Thiết kế tiến trình dạy học theo PPDH tích cực
Đề xuất vấn đề: giao cho HS một nhiệm vụ có tiềm ẩn vấn đề. Nhiệm vụ giao cho HS cần đảm bảo rằng HS không thể giải quyết trọn vẹn với KT-KN đã có mà cần phải học thêm KT mới để vận dụng vào quá trình giải quyết vấn đề.
Giải pháp và kế hoạch giải quyết vấn đề: HS tìm các giải pháp để GQVĐ. Thông qua trao đổi, thảo luận dưới sự định hướng của GV, HS xác định được các giải pháp khả thi, bao gồm cả việc học KT mới phục vụ cho việc GQVĐ đặt ra, đồng thời xây dựng kế hoạch hành động nhằm GQVĐ đó.
Thực hiện kế hoạch GQVĐ: Trong quá trình thực hiện giải pháp và kế hoạch GQVĐ, HS diễn đạt, trao đổi với người khác trong nhóm về kết quả thu được, qua đó có thể chỉnh lý, hoàn thiện tiếp. Trường hợp HS phải hình thành KT mới nhằm GQVĐ, GV sẽ giúp HS xây dựng KT mới.
Trình bày, đánh giá kết quả: Dưới sự hướng dẫn của GV, HS trình bày, tranh luận, bảo vệ kết quả thu được. GV chính xác hoá, bổ sung, xác nhận, phê duyệt kết quả, bao gồm những kiến thức mới mà HS đã học được thông qua hoạt động GQVĐ.
VI. Thiết kế tiến trình dạy học theo PPDH tích cực
VII. Bố trí giáo viên
Phân công GV phối hợp thực hiện hoặc có thể lựa chọn phân công GV có điều kiện thuận lợi nhất thực hiện.
Việc quản lý dạy học các chủ đề tích hợp liên môn cần thực hiện theo hướng bảo đảm quyền tự chủ của nhà trường, tổ chuyên môn và GV.
Đổi mới sinh hoạt của tổ chuyên môn thông qua NCBH. Tăng cường dự giờ, rút kinh nghiệm để điều chỉnh nội dung dạy học các chủ đề tích hợp liên môn; hoàn thiện từng bước nội dung các chủ đề và kế hoạch môn học, phương pháp và hình thức dạy học, KT, ĐG.
VIII. Kĩ thuật tổ chức mỗi hoạt động học của học sinh
Giao nhiệm vụ Học tập: Nhiệm vụ HT được giao cho HS phải rõ ràng và phù hợp với khả năng của HS, thể hiện ở yêu cầu về sản phẩm mà HS phải hoàn thành khi thực hiện nhiệm vụ.
Thực hiện nhiệm vụ HT: HS hợp tác với nhau khi thực hiện nhiệm vụ; GV phát hiện kịp thời những khó khăn của HS và có biện pháp hỗ trợ phù hợp, hiệu quả.
Báo cáo kết quả và thảo luận: Khuyến khích cho HS trao đổi, thảo luận với nhau về nội dung HT.
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ HT: tổ chức cho HS trình bày, thảo luận về kết quả thực hiện nhiệm vụ; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ và những ý kiến thảo luận của HS; chính xác hóa các kiến thức mà HS đã học được thông qua hoạt động.
Điều 3. Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học.
Giáo dục quốc phòng và an ninh trong trường tiểu học được thực hiện lồng ghép thông qua nội dung các bài trong các môn học Tiếng Việt, Tự nhiên và Xã hội, Đạo đức, Lịch sử và Địa lý tập trung vào một số chủ đề chính sau: tinh thần yêu nước, truyền thống lịch sử của dân tộc Việt Nam trong dựng nước và giữ nước; truyền thống lịch sử của quân đội và công an; một số kỹ năng sống phù hợp với sự phát triển của xã hội; giáo dục tình yêu quê hương, yêu hòa bình và yêu Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Điều 5. Tổ chức thực hiện
Trên cơ sở mục tiêu và nội dung bài học, giáo viên cấp tiểu học lồng ghép nội dung giáo dục quốc phòng và an ninh một cách truyền cảm, ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, tự nhiên, hợp lý, phù hợp với đặc điểm và trình độ học sinh; tránh tản mạn, ảnh hưởng đến nội dung bài học; trong từng bài giảng, chú trọng kết hợp các hình ảnh minh họa; tổ chức cho học sinh tham quan bảo tàng, nhà truyền thống, các đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, nghĩa trang liệt sỹ, khu di tích lịch sử cách mạng, nghe nhân chứng lịch sử kể chuyện và các hoạt động văn hóa, văn nghệ, chơi các trò chơi dân gian.
* Lưu ý khi lựa chọn nội dung, hình thức lồng ghép GDQPAN:
+ Nội dung:
- Nội dung tích hợp được thể hiện trong mục tiêu bài học.
- GV phải tìm hiểu, có kiến thức về QP và AN.
Nội dung phải phù hợp với lứa tuổi HS, tránh tản mạn, trùng lập.
Khi đưa nội dung và tích hợp GV cần phải xác định rõ và chắc.
+ Hình thức: Một số hình thức tổ chức giảng dạy lồng ghép: Video, hình ảnh, kể chuyện, thơ, ca, câu hỏi,...
Gv cần lựa chọn hình thứ cho phù hợp với tình hình thực tế của trường, lớp.
Có thể sử dụng một hoặc nhiều hình thức trong một bài học.
Lựa chọn thời điểm để tích hợp cho phù hợp với nội dung bài học.
Sử dụng hình thức để phát huy được năng lực của HS.
Xây dựng kế hoạch dạy học có lồng ghép nội dung GDQPAN, cho một bài cụ thể.
Khối 1; 2: Tiếng Việt
Khối 3: Tự nhiên và Xã hội,
TPT, GV chuyên HĐNGLL (Chủ đề) 22/12
Khối 4: Đạo đức
Khối 5: Lịch sử và Địa lí
THỰC HÀNH, THẢO LUẬN
TRÌNH BÀY
Khối 2: Tập đọc; Tuần 3: Bạn của Nai nhỏ
Khối 3: TN&XH; Bài 23: Phòng cháy khi ở nhà (Trang 44)
Khối 4: Đạo đức: Bài 3. Bày tỏ ý kiến (Trang 8)
Khối 5: Địa lí lớp 5; Bài 5: Vùng biển nước ta
TPT, GV chuyên: HĐNGLL; Chủ đề: 22/12
Địa chỉ: [email protected]
Trân trọng cảm ơn
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Dương Kim Dung
Dung lượng: |
Lượt tài: 5
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)