Kỹ năng đặt câu hỏi

Chia sẻ bởi Tuấn Khoa | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Kỹ năng đặt câu hỏi thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:

Nhiệt liệt chào mừng các đồng chí học viên
về dự lớp tập huấn
CHUYÊN ĐỀ 4: KĨ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI
MỤC TIÊU
Hiểu được ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng câu hỏi.
Hiểu được đặc điểm của câu hỏi đóng và câu hỏi mở, phân biệt được câu hỏi đóng và câu hỏi mở.
Biết cách đặt câu hỏi có hiệu quả trong quá trình thực hiện các kế hoạch bài học.
Biết vận dụng câu hỏi đóng, câu hỏi mở một cách linh hoạt trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp với học sinh.
Hoạt động nhóm:
Nhóm Gia đình: Hoàn thiện phiếu 1a (trang 74)
Nhóm Lớp học: Hoàn thiện phiếu 1b (trang 74)
Nhóm Ban mai: Nêu tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi?
Nhóm Hoa sữa: Hoàn thiện phiếu thực hành số 2 (trang 74)
Nhóm Quỳnh hương: Trình bày đặc điểm câu hỏi đóng và câu hỏi mở?
Nhóm Mèo con: Khi đặt câu hỏi cho học sinh các đồng chí cần lưu ý gì?
Nhóm Gia đình
VD: Những câu hỏi thường sử dụng trong ngày nghỉ:
Bữa sáng nay anh thích ăn gì?
Hôm nay, con yêu muốn mẹ đưa đi chơi ở đâu?
Sáng nay, anh đưa em đi chợ được không?
Nhóm Lớp học
VD: Những câu hỏi thường sử dụng trong 1 buổi học:
Em đã thuộc bài chưa?
Tiết TĐ trước lớp mình học bài gì?
Em đã chuẩn bị bài cho ngày hôm nay chưa?
1. Tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi
Trong cuộc sống hàng ngày (ở gia đìnhm nơi công cộng hay trường học), mọi người cần giao tiếp để hiểu biết lẫn nhau. Khi giao tiếp việc đặt câu hỏi diễn ra khá phổ biến. Qua câu hỏi các thông tin được thực hiện, được bổ sung.
Trong nhà trường, khi tổ chức dạy học, nhất là dạy học lấy HSLTT, GV thường phải sử dụng câu hỏi để gợi mở, để dẫn dắt các nội dung của bài, để đánh giá kết quả học tập của học sinh; HS cũng thường phải sử dụng câu hỏi để hỏi lại, hỏi thêm về những nội dung bài học chưa sáng tỏ.
1. Tầm quan trọng của việc sử dụng câu hỏi
- Sử dụng câu hỏi có hiệu quả đem lại sự hiểu biết lẫn nhau. Trong tổ chức dạy học lấy học sinh làm trung tâm, GV không trình bày, giảng giải kiến thức cho học sinh mà cần có kĩ năng đặt câu hỏi để dẫn dắt học sinh khám phá thông tin, kiến thức, kĩ năng mới. Kĩ năng đặt câu hỏi càng tốt thì mức độ tham gia của học sinh càng nhiều, HS học tập tích cực hơn, việc giảng dạy dễ thành công hơn.
Phiếu thực hành số 2
Cô giáo em là người như thế nào?
Em có thích cô giáo của em không?
Em đã được kết nạp vào đội TNTP Hồ Chí Minh chưa?
Lớp em có đi cắm trại vào ngày 1 tháng 6 không?
Vì sao Rùa đi nhanh hơn Thỏ?
Câu chuyện kết thúc ra sao?
Các bạn lớp em thường làm gì trong giờ nghỉ?
Năm nay bạn tròng 20 tuổi phải không?
Bạn thường đi đâu trong ngày nghỉ?
Bạn ấy nói đúng hay sai?
2. Đặc điểm của câu hỏi đóng/ câu hỏi mở
Câu hỏi đóng là câu hỏi mà câu trả lời là có hoặc không, hoặc là câu chỉ có một câu trả lời đúng.
+ Dạng câu hỏi này đòi hỏi các kiến thức cần nhớ và gợi lại thông tin (đơn giản hoặc khái quát). Chức năng chính của dạng câu hỏi này thường là để đánh giá, thường được sử dụng trong phần kết luận hoặc cuối phần giới thiệu bài để kiểm tra xem học sinh đã hiểu nhiệm vụ và biết rõ những việc cần làm trong phần phát triển bài chưa. Đôi khi các câu hỏi này thường được sử dụng trong phần phát triển bài nếu GV cảm thấy cần đánh giá mức độ hiểu của học sinh ở thời điểm thực hiện hoạt động.
2. Đặc điểm của câu hỏi đóng/ câu hỏi mở
- Câu hỏi mở là câu hỏi mà ta có thể đưa ra nhiều cách trả lời và đòi hỏi việc trả lời với nhiều chi tiết.
+ Dạng câu hỏi này đòi hỏi đưa ra quan điểm, ý kiến và quan niệm riêng. Chức năng chính của câu hỏi này là hướng dẫn gợi mở và phát triển tư duy cho học sinh. Những câu hỏi này rất hữu ích trong phần giới thiệu và phát triển bài vì công việc dạy học của chúng ta tiến hành chủ yếu ở phần này.
+ Độ khó của câu hỏi có liên quan đến sự phức tạp của câu trả lời mà học sinh đưa ra.
Hoạt động nhóm
Nhóm 1: Nêu các tình huống sư phạm thường gặp khi đặt câu hỏi?
Nhóm 2: Hoàn thành phiếu thực hành số 3.
Nhóm 3: Trình bày mục đích của việc đặt câu hỏi trong thiết kế bài học?
Nhóm 4: Khi đặt câu hỏi các đ/c cần chú ý đến nguyên tắc nào?
Nhóm 5: TH thiết kế câu hỏi trong bài Hoạt động nông nghiệp môn TN&XH lớp 3.
Nhóm 6: TH thiết kế câu hỏi trong bài Đất Cà Mau môn TĐ lớp 5.
3. Các tình huống sư phạm thường gặp khi sử dụng câu hỏi
Trong các tình huống có thể phân biệt hai loại:
+ Câu hỏi do GV chủ động đặt ra.
+ Câu hỏi do HS đặt ra khi chưa hiểu rõ, hiểu hết nội dung một vấn đề nào đó.
Khi GV đặt câu hỏi, cần chuẩn bị thật kĩ trong việc lựa chọn nội dung và loại câu hỏi.
Sau khi đặt câu hỏi, GV cần chú ý nội dung câu trả lời của học sinh để kịp thời bổ sung, điều chỉnh nội dung trả lời thiếu hoặc trả lời sai của học sinh.
4. Mục đích của việc đặt câu hỏi trong thiết kế bài học:
Mục đích
đặt câu hỏi
Thu thập thông
tin kiến thức
Kích thích,
dẫn dắt học
sinh suy nghĩ
Kiểm tra đánh
giá trí nhớ,
trình độ hiểu
biết, mức độ
hứng thú
5. Các nguyên tắc đặt câu hỏi
Khi đặt câu hỏi cần chú ý đến nguyên tắc sau:
+ Câu hỏi phải ngắn, gọn.
+ Câu hỏi rõ ràng, dễ hiểu.
+ Câu hỏi phải đúng lúc, đúng chỗ.
+ Câu hỏi phải phù hợp với trình độ của học sinh.
+ Câu hỏi phải liên quan đến việc thực hiện mục tiêu của bài học.
+ Câu hỏi phải kích thích sự suy nghĩ của học sinh.
6. Thực hành đặt câu hỏi trong thiết kế kế hoạch bài học
Chân thành cảm ơn các đồng chí
chúc các đồng chí mạnh khỏe, hạnh phúc
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Tuấn Khoa
Dung lượng: 198,47KB| Lượt tài: 1
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)