Kỳ 2 Văn 7 Tân Châu 2016-2017
Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Hương |
Ngày 11/10/2018 |
64
Chia sẻ tài liệu: Kỳ 2 Văn 7 Tân Châu 2016-2017 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
UBND HUYỆN TÂN CHÂU CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM.
PHÒNG GD-ĐT TÂN CHÂU Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
______________ ____________________
KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn Lớp 7
Thời gian : 90 phút
( Không kể thời gian phát đề)
___________________________________________________________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. Văn – Tiếng việt: (4 điểm).
Câu 1: (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”...
(SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24)
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào?
Câu 2: (2 điểm ).
Cho câu tục ngữ sau: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
a) Cho biết thành phần nào của câu được rút gọn?
b) Hãy khôi phục câu rút gọn đó?
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
__________Hết__________
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016- 2017
Môn: Ngữ văn Lớp 7
Thời gian : 90 phút
Câu/Bài
Nội dung
Thang điểm
Văn –Tiếng việt
Câu 1
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Tác giả: Hồ Chí Minh
b. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
- Thành phần của câu được rút gọn: Rút gọn chủ ngữ.
- Khôi phục: Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc: Ăn quả, chúng ta nhớ kẻ trồng cây.
1 điểm.
1 điểm
Tập làm văn
* Gợi ý:
1. Mở bài:
- Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách của con người. - Trích dẫn câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng."
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Mực: là thỏi mực tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Tượng trưng cho những con người xấu, môi trường xấu, những điều xấu, tiêu cực.
- Đèn: là vật để thắp sáng, xua tan bóng tối. Tượng trưng cho con người tốt, môi trường tốt, những điều tốt, tích cực.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Gần người xấu, môi trường sống xấu thì ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Nếu ở hoàn cảnh sống tốt, môi trường tốt thì con người sẽ tốt.
+ Khuyên mọi người nên chọn bạn mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
b. Chứng minh:
- Ảnh hưởng quan hệ trong gia đình đối với sự hình thành nhân cách.
- Ảnh hưởng của quan hệ trong nhà trường ( thầy, cô, bạn bè...) đối với sự hình thành nhân cách.
- Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sự phát triển nhân cách. ( VD: Câu chuyện thầy Mạnh Tử.)
c. Mở rộng vấn đề:
- Gần mực mà không đen: Dẫn chứng
- Gần đèn mà không rạng: Dẫn chứng
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên kinh nghiệm sống ở đời. - Rút ra được bài học bổ ích.
* Biểu điểm:
- Điểm 5- 6: Đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, bài viết có cảm xúc, có sáng tạo .
- Điểm 3- 4: Đảm bảo ½ yêu cầu điểm 5- 6, đôi chỗ sai chính tả
PHÒNG GD-ĐT TÂN CHÂU Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
______________ ____________________
KỲ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016-2017
Môn: Ngữ văn Lớp 7
Thời gian : 90 phút
( Không kể thời gian phát đề)
___________________________________________________________________
ĐỀ CHÍNH THỨC
I. Văn – Tiếng việt: (4 điểm).
Câu 1: (2 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”...
(SGK Ngữ Văn 7, tập 2, trang 24)
a) Đoạn văn trên trích trong văn bản nào? Ai là tác giả?
b) Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn nào?
Câu 2: (2 điểm ).
Cho câu tục ngữ sau: "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây"
a) Cho biết thành phần nào của câu được rút gọn?
b) Hãy khôi phục câu rút gọn đó?
II. Tập làm văn: (6 điểm)
Nhân dân ta có câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng". Em hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ trên.
__________Hết__________
HƯỚNG DẪN CHẤM KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2016- 2017
Môn: Ngữ văn Lớp 7
Thời gian : 90 phút
Câu/Bài
Nội dung
Thang điểm
Văn –Tiếng việt
Câu 1
a. Đoạn văn trên trích trong văn bản: “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”.
Tác giả: Hồ Chí Minh
b. Nội dung chính của đoạn văn: Nêu nhận định chung về lòng yêu nước của nhân dân ta.
- Nội dung đó được thể hiện rõ nhất qua câu văn: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
0,5 điểm
Câu 2
- Thành phần của câu được rút gọn: Rút gọn chủ ngữ.
- Khôi phục: Chúng ta ăn quả nhớ kẻ trồng cây.
Hoặc: Ăn quả, chúng ta nhớ kẻ trồng cây.
1 điểm.
1 điểm
Tập làm văn
* Gợi ý:
1. Mở bài:
- Môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn tới đạo đức, nhân cách của con người. - Trích dẫn câu tục ngữ: "Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng."
2. Thân bài:
a. Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Mực: là thỏi mực tàu màu đen, mài ra hòa với nước dùng để viết chữ Hán. Tượng trưng cho những con người xấu, môi trường xấu, những điều xấu, tiêu cực.
- Đèn: là vật để thắp sáng, xua tan bóng tối. Tượng trưng cho con người tốt, môi trường tốt, những điều tốt, tích cực.
- Ý nghĩa của câu tục ngữ:
+ Gần người xấu, môi trường sống xấu thì ta sẽ bị tiêm nhiễm thói hư tật xấu. Nếu ở hoàn cảnh sống tốt, môi trường tốt thì con người sẽ tốt.
+ Khuyên mọi người nên chọn bạn mà chơi để học được điều hay, lẽ phải.
b. Chứng minh:
- Ảnh hưởng quan hệ trong gia đình đối với sự hình thành nhân cách.
- Ảnh hưởng của quan hệ trong nhà trường ( thầy, cô, bạn bè...) đối với sự hình thành nhân cách.
- Ảnh hưởng của môi trường xã hội đối với sự phát triển nhân cách. ( VD: Câu chuyện thầy Mạnh Tử.)
c. Mở rộng vấn đề:
- Gần mực mà không đen: Dẫn chứng
- Gần đèn mà không rạng: Dẫn chứng
3. Kết bài:
- Câu tục ngữ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc, nêu lên kinh nghiệm sống ở đời. - Rút ra được bài học bổ ích.
* Biểu điểm:
- Điểm 5- 6: Đảm bảo các yêu cầu trên. Diễn đạt lưu loát, dùng từ chính xác, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp, bài viết có cảm xúc, có sáng tạo .
- Điểm 3- 4: Đảm bảo ½ yêu cầu điểm 5- 6, đôi chỗ sai chính tả
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Hương
Dung lượng: 12,84KB|
Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)