KTHKII

Chia sẻ bởi Nguyễn Hiếu Liêm | Ngày 14/10/2018 | 35

Chia sẻ tài liệu: KTHKII thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


MA TRẬN ĐỀ KIÊM TRA VẬT LÝ 6 HOC KI II NĂM HỌC 2011-2012


Mức độ

Nộ dung

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

Tổng

Sự nở vì nhiệt của chất rắn, lỏng khí
Câu 1
( 2 đ)

Câu 1
(1đ)

(3đ)

Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt của các chất
Câu 2
(1đ)

Câu 2
(1đ)

(2đ)

Nhiệt kế - Nhiệt giai


Câu 3
(2đ)


(2đ)

Sự bay hơi – ngưng tụ
Câu 4
(2đ)
Câu 4
(1đ)


(3đ)

Tổng cộng
(5đ)
(3đ)
(2đ)
10đ

PHÒNG GD&ĐT H HỒNG NGỰ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG THCS TT HẬU B Độc lập- Tự do- Hạnh phúc

ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ II NĂM HỌC 2011-2012
Môn: Vật lý – Khối 6
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: (3 điểm)
Nêu các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí?
Vì sao khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm?
Câu 2: (2 điểm)
Băng kép được cấu tạo như thế nào và có tính chất gì?
Tại sao chổ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa có một khe hở?
Câu 3: (2 điểm)
Kể tên các loại nhiệt kế mà em đã học?
Tính xem 370C bằng bao nhiêu 0F ?
Câu 4: (3 điểm)
a)Thế nào là sự bay hơi? Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
b) Vì sao khi trồng mía hay chuối người ta thường cắt bỏ bớt lá của nó?
Hết
PHÒNG GD&ĐT H HỒNG NGỰ
TRƯỜNG THCS TT HẬU B


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM MÔN VẬT LÝ – KHỐI 6
(Hướng dẫn chấm gồm 01 trang)

Câu
Nội dung
Điểm





1
Các kết luận về sự nở vì nhiệt của chất khí:
-Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
-Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau.
-Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nổ vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
b) Khi đun nước, ta không nên đổ thật đầy ấm vì: Khi nước sôi (nóng lên) nước nở ra, thể tích tăng nên bị tràn ra ngoài ấm.
2,0




1,0





2
-Băng kép gồm hai thanh kim loại có bản chất khác nhau (thí dụ như đồng và thép) được tán chặt vòa nhau dọc theo chiều dài của thanh.
- Băng kép có tính chất là khi đốt nóng hoặc làm lạnh đều bị cong lại.
b) Chổ tiếp nối hai đầu thanh ray đường tàu hỏa có một khe hở vì: Khi trời nóng, đường ray dài ra, nếu không có khe hở thì sự nở vì nhiệt của đường ray sẽ bị ngăn cản, gây ra lực rất lớn làm cong vênh đường ray.
1,0


1,0


3
Các loại nhiệt kế thường dùng là: Nhiêt kế thủy ngân, nhiệt kế rượu, nhiệt kế y tế.
370C = 00C + 370C = 320F + (37 x 1,80F) = 98,60F
1,0

1,0

4
 a) Sự bay hơi là sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
b) Khi trồng mía hay chuối người ta thường cắt bỏ bớt lá của n vì để giảm sự bay hơi và làm cây ít bị mất nước.

1,0
1,0



* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Hiếu Liêm
Dung lượng: 45,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)