KTHKII(2011-2012)
Chia sẻ bởi Nguyễn Công Danh |
Ngày 17/10/2018 |
31
Chia sẻ tài liệu: KTHKII(2011-2012) thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
Họ và tên:..........................................
Lớp:
KIỂM TRA HỌC KÌ II. NĂM HỌC: 2011-2012
MÔN: HÓA HỌC 8. Thời gian: 45 phút
____________________________________________________________________________
I. TRẮC NGHIỆM(3 điểm): Chọn 1 trong các chữ cái A hoặc B, C, D đứng trước đáp án đúng .
Câu1: Công thức hoá học của kẽm hidroxit là:
A. ZnSO4 B. ZnO
C. ZnHO D. Zn(OH)2
Câu 2: Tính chất hóa học của nước là:
Phản ứng với oxi, hidro, kim loại B. Tác dụng với axit, bazơ, muối
C. Tác dụng với oxit, kim lọai. D. Tác dụng với oxit, axit, bazơ, muối
Câu 3: Cho 4,48 lít khí HCl (đktc) tan vào nước để tạo thành 500 ml dung dịch HCl. Nồng độ mol của dung dịch thu được là:
A. 8.96 mol/l B. 0,1 mol/l C. 0,4 mol/l D. 0,04 mol/l
Câu 4: Dãy chất nào sau đây đều là axit:
A. H2S; H2SO4; HNO3 B. HNO3; Ca(OH)2; ZnSO4
C. Ag2O; H3PO4; Fe(OH)2 D. Fe(OH)3; H2SO3; H2CO3
Câu 5: Oxi có tính chất hóa học:
A. Tác dụng với hidro, kim loại, một số phi kim . B. Tác dụng với axit, bazơ, muối
C. Tác dụng với oxit, kim lọai. D. Phản ứng với nước, hidro, kim loại
Câu 6 : Cho dãy các chất sau: H2SO4, NaCl, KOH, HCl, CaCO3, H3PO4. Số chất thuộc loại axit, bazơ, muối lần lượt là: A. 1; 2; 3. B. 3; 2; 1. C. 3; 1; 2. D. 2; 1; 3.
Câu 7: Công thức hóa học của muối Natri đihidrophôtphat là:
A: Na2HPO4 B: NaH2PO4 C: Na3PO4 D: Na( HPO4) 2
Câu 8 : Ở 25oC, hòa tan 26 g NaCl vào 100 g nước được dung dịch muối ăn. Phát biểu đúng là:
A. Độ tan của muối ăn ở 25oC là 26 g. B. Khối lượng dung dịch muối ăn là 126 g.
C. Nồng độ % của dung dịch là 26%. D. Khối lượng muối ăn trong dung dịch là 126 g.
Câu 9 : Pha trộn 20 ml rượu etylic vào 500 ml nước ta được dung dịch rượu etylic, vậy:
A. Nước là chất tan, rượu là dung môi. B. Nước là dung môi, rượu là chất tan.
C. Nước và rượu đều là chất tan D. Nước và rượu đều là dung môi.
Câu 10: Hòa tan BaO vào nước(lấy dư) được dung dịch A. Chất tan trong dung dịch A là:
A. Ba(OH)2 B. BaO C. Nước D. H2
Câu 11: Tên gọi các gốc axit: - NO3; -SO3; ≡HCO3; = PO4 lần lượt là:
A. Nitric, Sunfurơ, Cacbonic, Photphoric. B. Nitrat, Lưu huỳnh trioxit, Cacbonat, Photphat.
C. Nitrat, sunfat, Hidro cacbonic, Photphat. D. . Nitrat, Sunfit, Hidro cacbonat, Photphat.
Câu 12: Để tạo ra H2SO4 cần dùng các chất tham gia phản ứng là:
A. SO2 và H2O. B. SO3 và H2O. C. SO3 và H2. D. S và O2
B. TỰ LUẬN(7 điểm):
Câu 1(2điểm): Thế nào là muối ? Lấy 3 ví dụ (công thức hóa học và gọi tên) minh họa?
Câu 2(2 điểm): Viết phương trình hóa học của các phản ứng sau:
a. P + O2 b. Fe + O2
c. Al + H2SO4 d. BaO + H2O
Câu 3(3 điểm): Cho 13 gam kẽm phản ứng hoàn toàn với dung dịch axit clohidric.
a. Tính thể tích khí hidro sinh ra (đo ở đktc).
b. Dung dịch thu được sau phản ứng cân nặng 108,8 g. Xác định nồng độ phần trăm của dung dịch?
c. Nếu dùng toàn bộ thể tích khí hidro sinh ra ở trên để khử 12 gam bột CuO ở nhiệt độ cao thì chất nào còn dư? Khối lượng đồng thu được là bao nhiêu gam?
(Biết: Zn =
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Nguyễn Công Danh
Dung lượng: 38,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)