KTHKI 2013

Chia sẻ bởi Nguyễn Văn Hợi | Ngày 11/10/2018 | 33

Chia sẻ tài liệu: KTHKI 2013 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC 2013-2014
HUYỆN BÙ GIA MẬP MÔN: NGỮ VĂN LỚP 7
Thời gian: 90 phút (không kể thời gian phát đề)


Họ và tên học sinh: ………………………………………………….., Lớp: ………….

Họ và Tên, chữ ký giám thị coi thi 1

Họ và Tên, chữ ký giám thị coi thi 2










ĐỀ CHÍNH THỨC ( Đề gồm có 01 trang)
Học sinh làm bài vào giấy thi

ĐỀ BÀI:
Câu 1 (2.0 điểm):
Chép thuộc lòng nguyên văn bài thơ Bánh trôi nước (Hồ Xuân Hương)?
Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó.
Câu 2(1.0 điểm):
Xác định thành ngữ và vai trò ngữ pháp của thành ngữ trong bài thơ trên.
Câu 3 (1.0 điểm):
Thế nào là từ đồng âm? Cho ví dụ minh họa.
Câu 4(1.0 điểm)
Tìm từ đồng nghĩa thay thế từ in đậm trong câu sau:
a) Món quà Lan gửi, tôi đã đưa tận tay chị ấy rồi.
b) Nó đối đãi tử tế với mọi người xung quanh nên ai cũng mến nó.
Câu 5 (5đ): Phát biểu cảm nghĩ về mái trường thân yêu.

--------- HẾT -----------
(Giám thị coi thi không giải thích gì thêm)











PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN BÙ GIA MẬP
HƯỚNG DẪN CHẤM – BIỂU ĐIỂM
THI KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KÌ I
Năm học: 2013- 2014
Môn: Ngữ văn – Lớp 7
ĐỀ THI CHÍNH THỨC
Câu
Nội dung đáp án
Điểm



Câu 1
(2 điểm)

a. Chép nguyên văn bài thơ “ Bánh trôi nước” của tác giả Hồ Xuân Hương: mỗi câu đúng 0.25 điểm
(Nếu sai 3 lỗi chính tả trở lên hoặc thiếu 2 đến 3 từ trừ 0.25 đ, trừ không quá hai lần).
b. Học sinh xác định đúng biện pháp tu từ: ẩn dụ
- Tác dụng:
Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng, son sắt của người phụ nữ.
Cảm thương sâu sắc cho thân phận chìm nổi của họ.
1.0



0.5

0.25
0.25

Câu 2
(1 điểm)
 - Thành ngữ: Bảy nổi ba chìm
- Chức vụ: vị ngữ
0.5
0.5

Câu 3
(1 điểm)

 - Khái niệm: Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau.
- Ví dụ đúng: 0.5 điểm
0.5

0.5

Câu 4
(1 điểm)
a) Thay từ đưa bằng từ trao.
b) Thay từ đối đãi bằng đối xử.
0.5
0.5






Câu 5.
(5 điểm)

 *Yêu cầu chung:
- Học sinh biết viết đúng đặc trưng thể loại văn biểu cảm đã học.
- Bài văn trình bày có bố cục chặt chẽ, kết cấu ba phần rõ ràng, diễn đạt trôi chảy, trong sáng; không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp thông thường; chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.


 *Yêu cầu cụ thể:
Học sinh có nhiều cách viết khác nhau nhưng cần đảm bảo những nội dung cơ bản sau:
1.Mở bài: Giới thiệu về ngôi trường: ở đâu, tên gọi, em học ở đó lúc nào? Tình cảm của em đối với ngôi trường.
2.Thân bài:
- Sơ lược tiểu sử ngôi trường: có từ bao giờ, tên gọi.
- Miêu tả ngôi trường: dãy lầu, phòng học, cây cối xung quanh trường.
- Công việc chăm sóc và bảo vệ ngôi trường.
- Ngôi trường và những kỉ niệm của em và bạn bè bao thế hệ.
3.Kết bài:
- Cảm xúc về ngôi trường.
- Lời tự hứa của bản thân với ngôi trường thân yêu.



1.0


1.0
0.5

0.5
1.0


1.0


Điểm trừ:
-Điểm trừ tối đa đối với bài viết không bảo đảm bố cục bài văn biểu cảm là 2 điểm.
-Điểm trừ tối đa đối với bài làm mắc nhiều lỗi chính tả là 1 điểm.
-Điểm trừ tối đa đối với bài viết có nhiều lỗi diễn đạt là 1 điểm


*
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Văn Hợi
Dung lượng: 63,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)