KT hoa THPT (it)

Chia sẻ bởi Bùi Đức Cương | Ngày 12/10/2018 | 99

Chia sẻ tài liệu: KT hoa THPT (it) thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:

Tổng hợp kiến thức hoá học THPT
I./ Cấu tạo nguyên tử
A./ TP cấu tạo
1. Lớp vỏ
    Gồm các hạt mang điện âm gọi là electron (hay điện tử). Khối lượng của các electron đều bằng nhau và xấp xỉ bằng 1/1840 khối lượng của nguyên tử hiđro là nguyên tử nhẹ nhất, tức là bằng: me = 9,1095.10-31 kg hay bằng 0,00055 đơn vị Cacbon (đv.C).
    Điện tích của các electron đều bằng nhau và bằng -1,6.10-19 Culông.
    Đó là điện tích nhỏ nhất, vì vậy được gọi là điện tích nguyên tố.
    2. Hạt nhân
    Hạt nhân nguyên tử gồm các hạt proton và nơtron.
    Proton. Proton có điện tích đúng bằng điện tích của electron nhưng ngược dấu tức là bằng +1,6.10-19 Culông.
    Như vậy proton và electron cùng mang một điện tích nguyên tố, có dấu ngược nhau. Để thuận tiện, người ta quy ước lấy điện tích nguyên tố làm đơn vị, coi điện tích của electron là 1- và điện tích cảu proton là 1+.
    Nơtron. Hạt nơtron không mang điện, có khối lượng xấp xỉ bằng khối lượng của proton và bằng:
mp = mn = 1,67.10-27 kg
hay xấp xỉ bằng 1 đv.C.
B./ Kích thước, khối lượng
Kích thước: Nếu hình dung nguyên tử như một khối cầu thì nó có đường kính khoảng 10-10 m. Để biểu thị kích thước nguyên tử, người ta dùng một đơn vị là Angxtrom và kí hiệu là Å
1Å = 10-10 m hay 1Å = 10-8 cm
    Nguyên tử nhỏ nhất là hiđro có bán kính khoảng 0,53 Å.
    Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn, vào khoảng 10-4 Å, như vậy đường kính của nguyên tử lớn hơn đường kính của hạt nhân khoảng 10.000 lần.
    Ta tưởng tượng nếu phóng đại một nguyên tử vàng lên 109 lần (một tỉ lấn !) thì nó có đường kính là 30 cm nghĩa là nguyên tử vừa bằng quả bóng rổ. Trong khi đó thì hạt nhân nguyên tử vàng có một đường kính nhỏ hơn 0,003 cm nghĩa là có kích thước của một hạt cát nhỏ.
Bảng - Khối lượng và điện tích của các hạt cấu tạo nên nguyên tử
Tên
Kí hiệu
Khối lượng
Điện tích

Electron
e
me = 9,1095 kg
me  0,549 đv.C
-1,602.10-19 C

Proton
p
mp = 1,6726 kg
mp  đv.C
+1,602.10-19 C

Nơtron
n
mn = 1,6750 kg
mn  đv.C
0

    Đường kính của electron và proton lại còn nhỏ hơn nhiều : khoảng 10-7 Å. Electron chuyển động xung quanh hạt nhân. Giữa electron và hạt nhân là chân không : từ đó ta thấy nguyên tử có cấu tạo rỗng !
Khối lượng : Khối lượng của một nguyên tử vào khoảng 10-26 kg. Nguyên tử nhẹ nhất là hiđro có khối lượng là 1,67.10-27 kg. Khối lượng của nguyên tử cacbon là 1,99.10-26 kg.
Một lượng chất rất nhỏ cũng chứa một số nguyên tử lớn tới mức ta khó mà hình dung được.
    Ví dụ : Trong 2 gam cacbon có1023 nguyên tử cacbon. Một lít nước cũng chứa tới khoảng 9.1025 nguyên tử hiđro và oxi.
II./ Hạt nhân nguyên tử - Nguyên tố hoá học
A. Hạt nhân nguyên tử
1. Điện tích hạt nhân
    Vì điện tích của mỗi proton bằng một đơn vị điện tích dương (1+) nên trong hạt nhân nếu có Z proton, thì điện tích của hạt nhân sẽ là Z+. Thực nghiệm cho biết nguyên tử trung hoà điện nên số proton trong hạt nhân bằng số electron chuyển động quanh hạt nhân. Như vật, trong nguyên tử:
Điện tích hạt nhân = Số proton = Số electron
    Ví dụ: Điện tích hạt nhân nguyên tử oxi là 8+, như vậy nguyên tử oxi có 8 proton và có 8 electron. Biết được điện tích hạt nhân nguyên tử (cũng như biết được số proton và số electron) tức là nắm được chìa khóa để nhận biết nguyên tử.
    2. Số khối
    Tổng số hạt proton (kí hiệu là Z) và tổng số hạt hạt nơtron (kí hiệu là N) trong hạt nhân gọi là số khối của hạt nhân đó (kí hiệu là A).
A = Z + N
    Ví dụ: Trong hạt nhân nguyên tử clo có 17 proton và 18
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Bùi Đức Cương
Dung lượng: 368,00KB| Lượt tài: 1
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)