KT HKII

Chia sẻ bởi Lê Quang Phú | Ngày 15/10/2018 | 36

Chia sẻ tài liệu: KT HKII thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Tuần : 20 Bài 34. THOÁI HOÁ DO TỰ THỤ PHẤN
Tiết : 39 VÀ DO GIAO PHỐI GẦN
NS :
ND :

I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nguyên nhân thoái hoá do tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở động vật.
- Ý nghĩa của tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV.
- Phương pháp tạo dòng thuần ở cây giao phấn.
2. Kỹ năng:
- Kĩ năng quan sát, phân tích để tiếp thu kiến thức từ các kênh hình.
- Khái quát hoá kiến thức, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu khoa học.
- Tạo lòng yêu thích môn học.
II.Chuẩn bị :
- GV: + Tranh phóng to H.34.1( 34.3 SGK.
- HS: + Đọc và soạn trước câu hỏi trong SGK.
III. Hoạt động dạy học:
1. Ổn định: (1 phút)
2. Kiểm tra bài cũ: (2 phút)
- Tại sao người ta cần chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến ?
- Khi gây đột biến bằng tác nhân vật lí và hoá học, người ta thường sử dụng các biện pháp nào ?
3. Bài mới:
a. Mở bài: (1 phút)
Từ câu hỏi kiểm tra bài cũ GV dẫn dắt vào bài mới.
b. Phát triển bài:
*HOẠT ĐỘNG 1 : HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA: (15 phút)
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.34.1 SGK cho HS quan sát và hướng dẫn HS tìm hiểu SGK để trả lời câu hỏi thảo luận :
+ Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như thế nào ?

- GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.

- GV đánh giá hoạt động và kết quả các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV treo tranh phóng to H.34.2 SGK cho HS quan sát và hướng dẫn HS tìm hiểu kiến thức SGK để xác định được:
- Giao phối gần là gì ?

- Giao phối gần thường gây ra những hậu quả nào ở động vật ?


- Nhận xét, bổ sung và kết luận.
Hoạt động của HS
- HS quan sát tranh, tìm hiểu SGK, thảo luận nhóm, thống nhất câu trả lời, ghi vào phiếu học tập.

+ Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: các cá thể có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao và năng suất cây giảm dần.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả ở phiếu học tập, các nhóm khác theo dõi, nhận xét bổ sung kiến thức.
- Chú ý theo dõi.


- HS quan sát tranh, đọc SGK độc lập suy nghĩ trả lời:


+ Giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái.
+ Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau, làm khả năng sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non...

 Tiểu kết:
- Hiện tượng thoái hóa do tự thụ phấn ở cây giao phấn biểu hiện như sau: Các cá thể có sức sống kém dần, phát triển chậm, chiều cao và năng suất cây giảm dần. Ở nhiều dòng còn có biểu hiện bệnh bạch tạng, thân lùn, trái bị dị dạng và ít hạt.
- Hiện tượng thoái hóa do giao phấn gần ở ĐV: giao phối gần là sự giao phối giữa con cái sinh ra từ 1 cặp bố mẹ hoặc giữa bố mẹ và con cái. Giao phối gần thường gây ra hiện tượng thoái hóa ở các thế hệ sau, làm khả năng sinh trưởng và phát triển yếu, sức đẻ giảm, quái thai, dị tật bẩm sinh, chết non...

*HOẠT ĐỘNG 2 NGUYÊN NHÂN CỦA HIỆN TƯỢNG THOÁI HÓA GIỐNG:
(11 phút)
.
Hoạt động của GV
- GV treo tranh phóng to H.34.3 SGK cho HS quan sát và suy nghĩ để trả lời câu hỏi SGK: + Qua các thế hệ tự thụ phấn hoặc giao phối gần, tỉ lệ thể đồng hợp và thể dị hợp biến đổi như thế nào ?
+ Tại sao tự thụ phấn ở cây giao phấn và giao phối gần ở ĐV lại gây ra hiện tượng thoái hóa?



- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện kiến thức.
- GV lưu ý HS: Một số loài thực vật tự thụ phấn cao độ (đậu Hà Lan
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Quang Phú
Dung lượng: 298,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)