KT HK II VĂN 9

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng | Ngày 12/10/2018 | 47

Chia sẻ tài liệu: KT HK II VĂN 9 thuộc Tư liệu tham khảo

Nội dung tài liệu:



ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II – MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 120 phút.

I. MỤC TÊU ĐỀ KIỂM TRA:
Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức và kỹ năng trong chương trình học kì II, môn Ngữ văn lớp 9, theo 3 nội dung: Văn bản, Tiếng Việt, Tập làm văn với mục đích đánh giá năng lực đọc – hiểu và tạo lập văn bản của học sinh.

II. HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA:
- Hình thức: Tự luận.
- Cách tổ chức kiểm tra:
Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 120 phút.

III. THIẾT LẬP MA TRẬN:
- Liệt kê các chuẩn kiến thức, kỹ năng của chương trình môn Ngữ văn lớp 9, học kì II.
- Chọn các nội dung cần kiểm tra, đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận đề kiểm tra.
- Xác định khung ma trận.

KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ II
MÔN NGỮ VĂN LỚP 9
Thời gian: 120 phút

Mức độ
Tên
chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu
Vận dụng

Cộng




Cấp độ thấp
Cấp độ cao


Chủ đề 1:
Tiếng Việt

- Các thành phần biệt lập.

- Nhớ đặc điểm của thành phần tình thái.
- Nhận ra thành phần tình thái được sử dụng trong câu.





Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ 15 %
Số câu: 1
Số điểm: 1,5



Số câu: 1
1,5 điểm = 15 %

Chủ đề 2:
Văn bản
- Mùa xuân nho nhỏ
- Nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- Hiểu được nội dung của tác phẩm văn học (Mùa xuân nho nhỏ - Thanh Hải)




Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ 15 %

Số câu: 1
Số điểm: 1,5


Số câu: 1
1,5 điểm = 15 %

Chủ đề 3:
Tập làm văn.
- Nghị luận xã hội.

- Nghị luận văn học.





- Viết đoạn văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí
- Viết bài văn nghị luận về một bài thơ.


Số câu : 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ 70%



Số câu: 2
Số điểm: 7
Số câu: 2
7 điểm = 70 %

Tổng số câu: 4
Tổng số điểm: 10
Tỉ lệ : 100 %
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ : 15 %
Số câu: 1
Số điểm: 1,5
Tỉ lệ : 15 %

Số câu: 2
Số điểm: 7
Tỉ lệ : 70 %
Số câu: 4
Số điểm: 10


IV. BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA:

Câu 1: (1,5 điểm)
a. Thế nào là thành phần biệt lập tình thái? (1,0 điểm)
b. Xác định thành phần tình thái trong đoạn sau:
“Ông lão bỗng ngừng lại, ngờ ngợ như lời mình không được đúng lắm. Chả nhẽ cái bọn ở làng lại đốn đến thế được”. (Làng, Kim Lân)

Câu 2: (1,5 điểm)
Nêu hoàn cảnh sáng tác và ý nghĩa của bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải.

Câu 3: (2,0 điểm)
Viết đoạn văn ngắn (7-10 câu), trình bày suy nghĩ của em về lòng biết ơn.

Câu 4: (5,0 điểm)
Trình bày cảm nhận của em về bài thơ “Sang thu” của Hữu Thỉnh.

V. XÂY DỰNG HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM:
a. Hướng dẫn chung:
- Giáo viên khi chấm bài lưu ý đọc kĩ, chấm cẩn thận, không đếm ý cho điểm mà cần cân nhắc tổng thể bài làm theo từng câu của đề để cho điểm chung.
- Hướng dẫn này chỉ mang tính định hướng, gợi ý, nêu những yêu cầu chung, không đi vào chi tiết. Giáo viên chấm bài cần thảo luận kĩ yêu cầu, vận dụng biểu điểm để có thống nhất chung trước khi chấm. Cần lưu ý những điểm sau:
+ Trong từng phần, tùy vào thực tế bài làm của học sinh, giáo viên xem xét để trừ điểm về các lỗi chính tả, ngữ pháp, diễn đạt, trình bày … sao cho phù hợp.
+ Giáo viên
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng
Dung lượng: 82,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)