KT 45 phut Ngữ Văn 7 tiet 31+ 32

Chia sẻ bởi Lê Tuấn Dũng | Ngày 11/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: KT 45 phut Ngữ Văn 7 tiet 31+ 32 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:


uỷ ban nhân dân huyện cát hải
đề kiểm tra định kì

TrƯờng Th&ThCS hoàng châu

 Năm học 2013 - 2014

MÔN: ngữ văn (BàI VIếT Số 2)
Tuần 8 – Tiết 31+32 – LớP 7
Thời gian làm bài: 90’
Ngày kiểm tra: ngày / 10/ 2013

I.Trắc nghiệm: (2,0đ) Đọc kĩ đoạn văn và lựa chọn câu trả lời đúng rồi ghi vào bài làm của mình.
… “ Em buộc con dao díp vào con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối sau khi học xong bài, Thuỷ lại “võ trang” cho vệ sĩ và đem đặt trên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra đặt nó về chỗ cũ, cạnh con em nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thuỷ không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi, cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi…”
(Ngữ văn 7 – tập I )
1.Tác giả đoạn văn trên là ai?
A. Khánh Hoài B. Lí Lan C. Duy Khán D. Tạ Duy Anh
2. Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
A. Cổng trường mở ra B. Mẹ tôi
C. Sài Gòn tôi yêu D. Cuộc chia tay của những con búp bê.
3. Tại sao lại có cuộc chia tay giữa anh em Thành, ?
A. Vì cha mẹ chia tay nhau B. Vì cha mẹ công tác xa
C. Vì hai anh em được nghỉ học D. Vì gia đình không hạnh phúc
4. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?
A. Miêu tả B. Tự sự
C. Biểu cảm D. Nghị luận
5. Đoạn văn trên tác giả đã sử dụng đại từ nhân xưng ngôi thứ mấy?
A. Ngôi thứ nhất số ít B. Ngôi thứ nhất số nhiều
C. Ngôi thứ hai D. Ngôi thứ ba
6. Đề bài nào không thuộc thể loại biểu cảm?
A. Cảm nghĩ về dòng sông. B. Vui buồn tuổi thơ.
C. Cảm nghĩ về nụ cười của mẹ. D. Quyền trẻ em
7. Để biểu lộ tình cảm, người viết có thể có các cách biểu cảm nào ?
A. Chọn hình ảnh có ý nghĩa ẩn dụ, tượng trưng để gửi gắm tư tưởng tình cảm.
B. Thổ lộ trực tiếp những nỗi niềm, cảm xúc trong lòng.
C. Trực tiếp, sử dụng các biện pháp tự sự, miêu tả để khêu gợi tình cảm.
D. Gián tiếp, để khơi gợi tình cảm.
II. Tự luận : (8,0đ )
Câu 8: ( 2,0đ)
Chép theo trí nhớ bài thơ: “ Sông núi nước Nam” (phần phiên âm), nêu giá trị nghệ thuật và nội dung của bài thơ đó.
Câu 9: ( 6,0đ) Loài cây em yêu.




Ma trận đề kiểm tra môn: Ngữ văn (Bài viết số 2)
Tuần 8 : Tiết 31 + 32 – lớp 7

Cấp độ

Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tuấn Dũng
Dung lượng: 85,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)