KT 15 phut Ngữ Văn 7

Chia sẻ bởi Lê Tuấn Dũng | Ngày 11/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: KT 15 phut Ngữ Văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Trường TH & THcs hoàng châu
đề kiểm tra 15 phút
Môn : Ngữ văn 7 (Bài số 2)
Ngày kiểm tra: / 11/2013
Họ và tên: ……………………..
Lớp 7
Điểm




 Lời phê của cô giáo

 I.Trắc nghiệm: (5đ)
Khoanh tròn vào chữ cái đầu câu mà em cho là đúng nhất.
Từ ghép chính phụ là gì?
A. Từ có hai tiếng có nghĩa B. Từ được tạo ra từ một tiếng có nghĩa
C. Từ có tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp D. Từ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính
2. Từ láy là gì?
A.Từ có nhiều tiếng có nghĩa B. Từ có các tiếng giống nhau về phụ âm đầu
C. Từ có các tiếng giống nhau về phần vần D. Từ có sự hoà phối âm thanh dựa trên một tiếng có nghĩa
3. Trong những từ sau từ nào là từ láy toàn bộ?
A. Mạnh mẽ B. Thăm thẳm C. Mong manh D. áp
4. Cặp từ nào sau đây không phải là cặp từ trái nghĩa?
A. Chạy - nhảy B. Sáng – tối C. Sang - hèn D. - trẻ
5. Thành ngữ là gì?
A. Một cụm từ có vần điệu
B. Một cụm từ có cấu tạo cố định và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
C. Một tổ hợp từ có danh từ hoặc động từ, tính từ làm trung tâm
D. Một kết cấu chủ – vị và biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh
6. Văn biểu cảm khác với văn miêu tả là
A.Tái hiện sự việc.
B. Trình bày diễn biến của sự việc.
C.Viết ra nhằm biểu đạt tình cảm ,cảm xúc của người viết đối với thế giới xung quanh.
D. Lí giải một vấn đề.
7. Văn bản nào không thuộc kiểu văn biểu cảm là
A. Qua Đèo Ngang. C. Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh.
B. Bạn đến chơi nhà. D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
8. Mục đích của việc lập ý cho bài văn biểu cảm là
A.Tạo ý cho bài, khơi nguồn cho mạch cảm xúc. B. Người đọc dễ theo dõi.
C. Kể các sự việc theo trình tự hợp lí. D. Tái hiện lại cảnh.
9. Cách nào không phải là cách lập ý của bài văn biểu cảm là
A. Liên hệ hiện tại với tương lai hoặc quan sát suy ngẫm. B. Hồi tưởng quá khứ, suy nghĩ về hiện tại.
C. Tưởng tượng tình huống, hứa hẹn mong ước. D. Liên tưởng, kể chuyện.
10. Vai trò của yếu tố tự sự và miêu tả trong văn biểu cảm là
A. Tái hiện cảnh vật và con người B. Trình bày diễn biến của sự việc
C. Gợi ra đối tượng biểu cảm và khơi gợi cảm xúc. D. Thuyết minh sự việc.
II- Tự luận: (5đ)
Viết một đoạn văn ngắn ( từ 3- 5 câu) nội dung về lớp học của em. Trong đó có sử dụng từ trái nghĩa và từ ghép.
( gạch chân vào từ trái nghĩa, từ ghép)
…………………………………………………………………..........................................................................

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………………



Ma trận đề kiểm tra 15 phút ( Bài số 2)
Môn: Ngữ văn - Lớp 7

Mức độ
Lĩnh vực nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Tổng




TN
TL



TN

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Tuấn Dũng
Dung lượng: 79,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)