KT 1 tiêt VH 7

Chia sẻ bởi Nguyễn Sứ | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: KT 1 tiêt VH 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Họ tên:
………………………………………
Lớp: 7/
KIỂM TRA MỘT TIẾT
PHÂN MÔN VĂN HỌC – LỚP 7
Điểm

I/ PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm ). Đọc kĩ và trả lời các câu hỏi sau đây bằng cách khoanh tròn chữ cái đứng đầu ý đúng.
Câu 1: Dòng nào sau đây không phải là tục ngữ ?
A. Ăn kĩ no lâu, cày sâu tốt lúa; B. Một nắng hai sương;
C. Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; D. Thứ nhất cày ải, thứ nhì vãi phân.
Câu 2: Chuồn chuồn bay thấp thì mưa,
Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm.
Câu trên thuộc thể loại văn học dân gian nào ?
A. Tục ngữ; B. Thành ngữ; C. Ca dao; D. Vè.
Câu 3: Nội dung những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói về điều gì?
A. Các hiện tượng thuộc về qui luật tự nhiên; B. Công việc lao động sản xuất của nhà nông;
C. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người; D. Những kinh nghiệm quí báu của nhân dân lao động trong việc quan sát các hiện tượng tự nhiên và trong lao động sản xuất.
Câu 4: Các câu tục ngữ trong bài học Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất nói riêng và tục ngữ nói chung nên được hiểu theo nghĩa nào ?
A. Nghĩa đen; B.Nghĩa bóng; C. Cả A và B đúng; D. Cả A và B sai.
Câu 5: Trong những câu tục ngữ sau, câu nào không nói về thiên nhiên và lao động sản xuất?
A. Trời nắng tốt dưa, trời mưa tốt lúa; B. Lúa không phân như thân không của;
C. Một giọt máu đào hơn ao nước lã; D. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
Câu 6: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào có ý nghĩa trái với câu Uống nước nhớ nguồn ?
A. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây; B. Ăn cháo đá bát;
C. Uống nước nhớ người đào giếng; D. Ăn gạo nhớ kẻ đâm, xay, giần, sàng.
Câu 7: Trong bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Bác Hồ viết về lòng yêu nước của nhân dân ta trong thời kì nào ? ( So sánh với lúc viết)
A. Trong quá khứ; B. Trong hiện tại; C. Trong quá khứ và hiện tại; D.Trong tương lai.
Câu 8: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong bài văn Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
A. Luôn luôn mạnh mẽ, sôi nổi, quyết liệt; B. Tiềm tàng, kín đáo;
C. Lúc tiềm tàng, kín đáo, lúc rõ ràng đầy đủ; D. Biểu lộ rõ ràng đầy đủ.
Câu 9: Dòng nào nói đúng nhất những nguyên nhân tạo nên sức thuyết phục của đoạn trích Đức tính giản dị của Bác Hồ ?
A. Bằng dẫn chứng tiêu biểu; B. Bằng lí lẽ hợp lí;
C. Bằng thái độ, tình cảm của tác giả; D. Cả ba nguyên nhân trên.
Câu 10: Công dụng nào của văn chương được Hoài Thanh khẳng định trong bài Ý nghĩa văn chương?
A. Giúp cho con người gần nhau hơn; B. Dự báo những điều xảy ra trong tương lai;
C. Giúp cho ta có tình cảm và lòng vị tha; D. Là một loại hình giải trí của con người.
Câu 11: Theo em dòng nào sau đây không phải là đặc sắc trong nghệ thuật nghị luận của bài văn Ý nghĩa văn chương ?
A. Sử dụng luận cứ hợp lí; B. Văn viết có cảm xúc;
C. Văn phong giàu hình ảnh; D. Sử dụng phép tương phản.
Câu 12: Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì ?
A. Cuộc sống lao động của con người; B. Tình yêu lao động của con người;
C. Lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật, muôn loài;
D. Do lực lượng thần thánh tạo ra.
II/PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 đ)
Câu 1: (3 đ) Trong bài văn nghị luận Đức tính giản dị của Bác Hồ, tác giả đã chứng minh đức tính giản dị của Bác ở những phương diện nào? Mỗi phương diện lấy một dẫn chứng để chứng minh.
Câu 2: (2 đ ) Em hãy chép lại đoạn văn từ “Dân ta có… lũ cướp nước” ( Tinh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Sứ
Dung lượng: 43,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)