KS LÝ 6 VĨNH TƯỜNG 2016-2017 LẦN 2

Chia sẻ bởi Nguyễn Thiên Hương | Ngày 14/10/2018 | 97

Chia sẻ tài liệu: KS LÝ 6 VĨNH TƯỜNG 2016-2017 LẦN 2 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:


Ngày 23 tháng 11 năm 2016
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LẦN 2
Môn: Vật lý 6
Năm học 2016-2017
Thời gian làm bài: 60 phút (không tính thời gian giao đề)
---------------------------------------------

I.PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu 1: Một bạn dùng thước đo độ dài có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài của một cái bàn. Cách ghi kết quả nào sau đây là đúng?
2m B. 200cm
C. 20dm D. 200,0cm

Câu 2: Đơn vị đo chiều dài hợp pháp của Việt Nam là:
Mét(m) B. Kilomet(km)
C. Xentimet(cm) D. Inh(inch)

Câu 3: Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 50 cm3 nước. Khi thả một hòn sỏi vào bình thì mực nước dâng lên tới vạch 75 cm3 . Thể tích của viên sỏi là:
50 cm3 B. 75 cm3
C. 75 cm3 D. 25cm3

Câu 4: Con số nào dưới đây chỉ lượng chất chứa trong một vật?
3m B. 2 dm3
C. 10 gói D. 1,2 kg

Câu 5: Trên một thùng sơn có ghi 5kg. Số đó chỉ:
Thể tích của thùng sơn
Sức nặng của thùng sơn

Khối lượng của thùng sơn
Trọng lượng của thùng sơn

Câu 6: Hai túi đường có khối lượng tổng cộng là 500g. Biết túi thứ nhất nặng gấp bốn lần túi thứ hai. Trọng lượng của túi thứ nhất và túi thứ hai lần lượt là:
1N và 4N B. 4N và 1N
C. 1kg và 4 kg D. 4kg và 1kg

Câu 7: Một học sinh đá vào một quả bóng cao su đang nằm yên trên mặt đất. Điều gì sẽ xảy ra sau đó?
Quả bóng vẫn đứng yên và không biến dạng.
Quả bóng chỉ biến dạng.
Quả bóng vừa biến đổi chuyển động vừa biến dạng.
Quả bóng chỉ biến đổi chuyển động
Câu 8: Một vật có trọng lượng 2560 N sẽ có khối lượng là:
2560 kg B. 256 kg
C. 25,6 kg D. 2,56 tấn

II.PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 9: Điền số thích hợp vào chỗ trống :
a. 2,5m = …….cm = ….. mm b. 0,75 m3 = … l = …..ml
c. 45000 mm3 = …..cm3 =….dm3 d. 1,2 kg = … lạng =….. g
Câu 10: Một chiếc cân đĩa thăng bằng khi:
a/ Ở đĩa cân bên trái có 3 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có các quả cân: 500g, 200g, 50g, 5g, 1g.
b/ Ở đĩa cân bên trái có 4 gói bánh, ở đĩa cân bên phải có 6 gói kẹo. Hãy xác định khối lượng của một gói bánh và khối lượng của một gói kẹo. Biết các gói bánh giống hệt nhau, các gói kẹo giống hệt nhau.
Câu 11: Một khối lập phương bằng thủy tinh có cạnh a = 5cm có khối lượng 250g. Hỏi khối lập phương đó rỗng hay đặc, nếu rỗng thì thể tích của phần rỗng là bao nhiêu? (Cho khối lượng riêng của thủy tinh là 2,5 g/cm3).
---------------Hết----------------
Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
TRƯỜNG THCS VĨNH TƯỜNG
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ KHẢO SÁT LẦN 1
MÔN: VẬT LÝ 6


I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm- mỗi câu đúng 0,5 điểm)

Câu
1
2
3
4
5
6
7
8

Đáp án
B
A
D
D
C
B
C
B


II.PHẦN TỰ LUẬN(6đ)

Câu
Nội dung
Điểm

9(2đ)
2,5m = 250cm = 2500 mm
0,5


0,75 m3 = 750 l = 750000 ml
0,5


45000 mm3 = 45 cm3 =0,045dm3
0,5


1,2 kg = 12 lạng =1200 g
0,5

10(2đ)
Khi cân đĩa thăng bằng thì khối lượng của hai bên đĩa cân sẽ bằng nhau nên:
Khối lượng của ba gói bánh bằng tổng khối lượng của các quả cân ở đĩa bên phải và có giá trị là:
M= 500 + 200g + 50 + 5 + 1 = 756 (g)
Khối lượng của một gói bánh là:
mb = 756/3 = 252 (g)



0,5

0,5


Khối lượng sáu gói kẹo bằng khối lượng của bốn gói bánh và có giá trị là:
M’= 252x4 = 1008 (g)
Khối lượng của một gói kẹo là:
mk= 1008
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Thiên Hương
Dung lượng: 15,03KB| Lượt tài: 3
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)