Kpkh sự đông dặc của nước

Chia sẻ bởi đỗ thị xuân | Ngày 05/10/2018 | 39

Chia sẻ tài liệu: kpkh sự đông dặc của nước thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:

Chủ đề: Nước và hiện tượng tự nhiên
Lĩnh vực phát triển nhận thức;
Hoạt động: Khám phá khoa học
Đề tài: Thí nghiệm bịch nước đông đặc thành đá
Độ tuổi: tuổi;
Giáo viên dạy :
I. Yêu cầu :
- Trẻ nhận biết tính chất của nước: hình dạng không nhất định, ở dạng thể lỏng không cầm nắm được. Trẻ thích tìm tòi khám phá điều mới lạ về nước
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm, cá nhân qua thí nghiệm làm bịch nước ở thể lỏng chuyển thể rắn hay gọi là nước đông đặc thành đá, trẻ trò chuyện với nhau và nêu được kết quả.
- Giúp trẻ phát triển trí nhớ, phán đoán, ngôn ngữ và kỹ năng sống như: xoay nắp hũ nhựa mở nắp hủ, vặn đóng nắp hủ, lắc hủ theo nhịp điệu âm nhạc.
- Giáo dục trẻ: nước có lợi ích cho con người và sự vật, biết tiết kiệm nước
II. Chuẩn bị 
- Giáo án trình chiếu Power Point.
- Đá cục, muối hột, bịch nước, khăn lau tay, mỗi trẻ 1 hủ nhựa. Hình ảnh minh họa kết quả
* Mở rộng kiến thức: Ích lợi của nước với con người. Có nhiều nguồn nước khác nhau. Có nhà máy làm nước đá, hiện tượng tự nhiên: mưa đá, tuyết
III. Tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ

*động 1:Khám phá tính chất của nước
- Hát “Cho tôi đi làm mưa với”
- Trời mưa có rất nhiều nước.Trẻ xem hình nước
- Giáo dục: Nước rất cần thiết và có ích cho con người,không có nước con người sẽ khát,con vật,cây cối hoa lá sẽ khô héo và chết.Vì vậy chúng ta phải tiết kiệm nước và bảo vệ nước.
- Cô chơi với nước, mời 1-2 bạn cùng chơi.
+ Cô có cầm nước được không ? Vì sao?
+ Nước ở dạng gì mà không cầm trong tay được.
- Nước có nhiều sự kỳ diệu:Như chất tan trong nước, tạo ra âm thanh, nước biến đổi màu
+ Mời 1-2 trẻ trãi nghiệm chất tan trong nước, nước đổi màu.
+Làm thế nào để nước ở dạng thể lỏng biến thành thể rắn hay còn gọi là nước động đặc thành đá
- Cô có cách tiết kiệm điện, không dùng tủ lạnh để làm bịch nước đông đặc thành đá
Hoạt động 2: Thí nghiệm nước đông đặc
- Cô giới thiệu đồ dùng để trẻ làm thí nghiệm
- 1 hủ không,1 hủ có muối, thố đá, bịch nước, hình ảnh minh họa tương ứng kết quả đông đặc và không đông đặc.
- Trẻ về 4 nhóm vừa đọc 4 bước vừa làm thí nghiệm: 1 mở nắp hủ, 2 bỏ bịch nước vào hủ, 3 múc nước đá bỏ vào hù, 4 vặn chặt nắp hủ. Lắc hủ và quan sát điều kỳ diện xảy ra
- Cô làm thí nghiệm sau trẻ
- Mở nhạc bài “Nước có đông đặc không” trẻ vận động theo bài hát.
-Trong khi chờ đợi kết quả trẻ xem hình ảnh
*Mở rộng kiến thức:
- Cô cho trẻ nhận biết và giáo dục trẻ về tiết kiệm nước : 1 khóa nước khi không sử dụng, 2 mở nước nhỏ đủ rửa tay, 3 không xả rác vào nguồn nước
- Cô giới thiệu thêm hình ảnh làm cho nước đông đặc thành đá: nhà máy làm nước đa,1 hiện tượng tự nhiên: mưa đá , tuyết đóng băng
- Trẻ về nhóm xem kết quả bịch nước có đông đặc không/
- Cô hỏi kết quả của trẻ, cho trẻ chọn hình ảnh có kết quả tương ứng cầm về chỗ.
- Trẻ quan sát kết quả thí nghiệm cuả cô
- Kết luận: Bịch nước không động đặc trong hủ có đá nhưng không có muối.
+Bịch nước đông đặc trong hủ có đá và có muối.
(Vì nhờ có muối làm tăng thêm độ lạnh nên bịch nước đông đặc thành đá).
- Nước có nhiều sự kỳ diệu: chất tan trong nước, nước biến đổi màu, nước đông đặc thành đá.
- Trò chơi “Nói nhanh”
- Cô nói bịch nước đông đặc trẻ nói trong hủ có muối và có đá. Ngược lại
- Ta có thể làm cho nước ở thể lỏng động đặc thành đá, ngược lại ta có thể làm cho nước đá tan thành nước không?Bằng cách nào?
Hoạt động 3:Trò chơi Ai nhanh hơn
- Chi trẻ thành 2 đội, chọn bịch nước đông đặc, không đông đặc, đội nào chuyển nhiều bịch nước thì chiến thắng
- Trẻ chơi, cô nhận xét
*Kết thúc hoạt động,nhận xét tuyên dương.


-Trẻ hát cùng cô
-Nước có ở sông,suối,hồ,biển



- Trẻ chơi
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: đỗ thị xuân
Dung lượng: 46,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)