Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non

Chia sẻ bởi Nguyễn Chiến | Ngày 05/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non thuộc Lớp 4 tuổi

Nội dung tài liệu:


ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN NAM TỪ LIÊM
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM



ĐỀ TÀI: KINH NGHIỆM SƯU TẦM VÀ CHỌN LỜI MỚI
MỘT SỐ BÀI ĐỒNG DAO DÀNH CHO TRẺ MẦM NON



NGười viết: Nguyễn Thu Trang











Năm học: 2014 – 2015

MỤC LỤC
. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu: 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu: 4
4. Phương pháp nghiên cứu 4
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 4
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 5
1. Cơ sở lý luận của đề tài 5
1.1. Cơ sở lý luận: 5
1.2. Các tiêu chí lựa chọn các bài đồng dao 5
2. Thực trạng của vấn đề 6
3. Sưu tầm, chọn lời mới cho một số bài đồng dao và cách chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao đó. 8
Bài 1: DUNG DĂNG DUNG DẺ 8
Bài 2: CHI CHI CHÀNH CHÀNH 6
Bài 3: ĐI CẦU ĐI QUÁN 6
Bài 4: BỊT MẮT BẮT DÊ 7
Bài 5: TRỒNG NỤ, TRỒNG HOA 9
Bài 6: NU NA NU NỐNG 9
Bài 7: CÂU ẾCH 13
Bài 8: TẬP TẦM VÔNG 14
Bài 9: THẢ ĐỈA BA BA 17
Bài 10: KÉO CƯA LỪA XẺ 20
Bài 11: RỒNG RẮN LÊN MÂY 20
4. Hiệu quả cuả việc tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ thông qua các bài đồng dao. 23
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 24
1. Kết luận 24
2. Kiến nghị, đề xuất 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO 25

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời đại công nghệ thông tin bùng nổ và kỹ thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em, làm sao chúng ta có thể yên tâm với con em mình khi từng ngày, từng giờ tiếp cận những mặt trái của thời đại công nghệ đang ảnh hưởng không mấy tích cực đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ.
“Chi chi chành chành
Cái đanh thổi lửa
Con ngựa chết trương
Ba vương ngũ đế...”
Khi nghe những câu đồng dao trên, hầu hết trong chúng ta ai cũng hồi tưởng về một thời ấu thơ rất hồn nhiên và ngây thơ. Tuy nhiên ngày nay, cùng với sự phát triển hối hả của cuộc sống, liệu thế hệ trẻ thơ có được hát và chơi những trò chơi Đồng dao hay không? Chúng có được sống với chính sự hồn nhiên vốn có của mình? Bởi vậy, ngày nay các nhà giáo dục, các bậc cha mẹ luôn băn khoăn đi tìm một phương pháp giáo dục trẻ em.
Nhưng có lẽ hầu như chúng ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta sẵn có đó là kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và phương pháp giáo dục tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả. Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài đồng dao theo cách nói vần, đồng dao đã làm tốt chức năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ.
Nhận thức được vấn đề này, trong công tác chăm sóc – giáo dục trẻ mầm non, bên cạnh việc ứng dụng công nghệ dạy học hiện đại tôi luôn tìm tòi, học hỏi và sáng tạo các hình thức, phương pháp giáo dục trẻ dựa trên những tư liệu giáo dục sẵn có trong kho tàng văn hoá dân tộc.
Vì vậy, để tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ trồng người của mình, năm học 2014 – 2015 tôi đã nghiên cứu và áp dụng sáng kiến: “ Kinh nghiệm sưu tầm và chọn lời mới một số bài đồng dao dành cho trẻ mầm non”.
2. Mục đích của sáng kiến kinh nghiệm
Sưu tầm, viết lời mới cho một số bài đồng dao.
Cho trẻ làm quen với các bài đồng dao và chơi các trò chơi tương ứng với các bài đồng dao đó.
Giúp trẻ phát triển một cách toàn diện về: ngôn ngữ, thể chất, nhận thức, thẩm mỹ và tình cảm quan hệ xã hội, hướng trẻ đến với truyền thống văn hoá dân tộc.
Giúp các đồng nghiệp và các bậc phụ huynh
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Chiến
Dung lượng: 5,05MB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)