Kinh nghiệm học Ngữ Văn - Phan Hưng Duy
Chia sẻ bởi Phan Hưng Duy |
Ngày 12/10/2018 |
94
Chia sẻ tài liệu: Kinh nghiệm học Ngữ Văn - Phan Hưng Duy thuộc Tư liệu tham khảo
Nội dung tài liệu:
Chia sẻ kinh nghiệm học Ngữ Văn
Nhân một bạn hỏi anh về phương pháp học Ngữ Văn, anh xin có một bài viết chia sẻ cùng các em quá trình học Ngữ Văn của anh, để các em tự định hướng (học để làm gì) và định hình (học như thế nào)được cách học cho riêng mình.
Anh cảm thấy ngại khi đứng ra chia sẻ kinh nghiệm vì thật sự anh không phải người học giỏi văn. Nhưng rồi anh nghĩ, chính do anh không phải người có tố chất học văn, nên quá trình học vất vả tìm tòi, mày mò của anh chắc hẳn sẽ có những gợi ý có giá trị cho các em.
Đây hoàn toàn là những lời chia sẻ, tâm sự bình thường của một người đi trước, các em hãy đọc với tâm lý khách quan và phản biện, thấy chỗ nào không ổn, đoạn nào có vấn đề, các em mạnh dạn lên tiếng, mình sẽ cùng nhau thảo luận làm sáng tỏ nhé.
Học Ngữ Văn, để làm gì?
Anh bắt đầu thích văn chương từ lúc đọc say mê bài thơ Như những con tàu của Tố Hữu, năm lớp 4. Lúc đó anh định hướng về văn chương rất mơ hồ, anh nghĩ: “Ngữ Văn nghĩa là Ngôn ngữ và Văn chương, học ngôn ngữ là để giao tiếp, nói và viết; còn học văn chương là để giao tiếp cho hay…”. Nhưng rồi qua thời gian, anh dần thấy được định hướng như vậy là thiếu sót, sẽ khiến cho khả năng viết lách của mình không thể tốt lên được.
* Trong cuộc sống thường ngày, học tốt Ngữ Văn giúp các em:
Giao tiếp tốt, giữ gìn lời nói khéo léo, lễ độ, lịch sự, tế nhị hơn.
(Giúp các em giữ gìn, phát triển và tạo mới được nhiều tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ. Anh không hề có ý nói đến sự giả dối, xu nịnh nha. Những mối quan hệ chân thành, xây dựng bằng ân nghĩa chính là kho báu của các em giữa cuộc sống đấy. Ví dụ khi học tốt văn, các em sẽ biết khen như thế nào là vừa đủ để người nghe hạnh phúc mà không khen quá trớn làm người nghe tự cao – có nhiều cách, như là mình vừa khen xong thì mình kể liền một người khác mà người được khen cũng biết, người đó còn làm được nhiều hơn giỏi hơn thế – chính cái khéo léo nhắc chuyện vu vơ này của mình sẽ làm người kia hiểu được: “à, mình giỏi còn có người giỏi hơn” nên không tự mãn, tự cao. Chỉ một chút khéo léo vậy thôi, có thể mình cứu được một con người, vì tự cao là liều thuốc độc hại nhất cho tâm hồn).
Viết lách, trình bày vấn đề logic hơn, nhiều cơ hội trong công việc hơn.
(Mọi ngành nghề đều phải viết báo cáo sau khi hoàn thành phần việc. Và người lãnh đạo sẽ dựa vào bản báo cáo để đánh giá tài năng của người thừa hành. Có thể các em giỏi, nhưng nếu báo cáo viết không rõ ràng, không suôn, do khả năng viết lách kém thì công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, chắc chắn sẽ bị sếp đánh giá thấp).
Dễ rung cảm trước điều thiện và bất bình trước điều xấu ác.
(Cái rung cảm tự nhiên này nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gọi là “cái chuông” trong mỗi con người mà sứ mệnh của mỗi nhà văn là rung nó lên mỗi ngày. Hình ảnh ví von thật dễ thương, và cũng rất đúng. Một tên gọi khác của cái rung cảm đó là lương tâm. Khi tâm hồn các em thấm đẫm những tác phẩm văn học có tính nhân văn, tự nhiên các em sẽ phân biệt đúng – sai (chân) khách quan hơn, phân biệt thiện – ác (thiện) sâu sắc hơn và phân biệt đẹp – xấu (mỹ) tinh tế hơn. Cái rung cảm này có lợi gì? Cái rung cảm này tạo nên sức đề kháng giúp các em đứng vững trước những cám dỗ, trò vui tầm thường,tội lỗi.)
* Sau đó, ở một sự đòi hỏi cao hơn, các em học Ngữ Văn là để có đủ kiến thức, luận điểm, khả năng lập luận chặt chẽ để bảo vệ người thiện, điều thiện và lên án kẻ ác, điều ác. Để anh lấy hai ví dụ, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn.
Ví dụ một, em có người bạn bịdụ dỗ vào đường dây bán hàng đa cấp. Những kẻ đó nói rất hay, nghe bùi tai và thuyết phục vô cùng nên bạn em tin sống tin chết. Em biết bạn em đang bị lừa, em khổ tâm, nhưng vì em nói không hay, em không biết lập luận, không biết phản biện, bẻ lại những luận điểm mà kẻ xấu đưa ra, nên em chịu, em đành đứng lặng nhìn bạn em bị lừa trong bất lực…
Ví dụ hai, chuyện lớn hơn. Có
Nhân một bạn hỏi anh về phương pháp học Ngữ Văn, anh xin có một bài viết chia sẻ cùng các em quá trình học Ngữ Văn của anh, để các em tự định hướng (học để làm gì) và định hình (học như thế nào)được cách học cho riêng mình.
Anh cảm thấy ngại khi đứng ra chia sẻ kinh nghiệm vì thật sự anh không phải người học giỏi văn. Nhưng rồi anh nghĩ, chính do anh không phải người có tố chất học văn, nên quá trình học vất vả tìm tòi, mày mò của anh chắc hẳn sẽ có những gợi ý có giá trị cho các em.
Đây hoàn toàn là những lời chia sẻ, tâm sự bình thường của một người đi trước, các em hãy đọc với tâm lý khách quan và phản biện, thấy chỗ nào không ổn, đoạn nào có vấn đề, các em mạnh dạn lên tiếng, mình sẽ cùng nhau thảo luận làm sáng tỏ nhé.
Học Ngữ Văn, để làm gì?
Anh bắt đầu thích văn chương từ lúc đọc say mê bài thơ Như những con tàu của Tố Hữu, năm lớp 4. Lúc đó anh định hướng về văn chương rất mơ hồ, anh nghĩ: “Ngữ Văn nghĩa là Ngôn ngữ và Văn chương, học ngôn ngữ là để giao tiếp, nói và viết; còn học văn chương là để giao tiếp cho hay…”. Nhưng rồi qua thời gian, anh dần thấy được định hướng như vậy là thiếu sót, sẽ khiến cho khả năng viết lách của mình không thể tốt lên được.
* Trong cuộc sống thường ngày, học tốt Ngữ Văn giúp các em:
Giao tiếp tốt, giữ gìn lời nói khéo léo, lễ độ, lịch sự, tế nhị hơn.
(Giúp các em giữ gìn, phát triển và tạo mới được nhiều tình cảm tốt đẹp trong các mối quan hệ. Anh không hề có ý nói đến sự giả dối, xu nịnh nha. Những mối quan hệ chân thành, xây dựng bằng ân nghĩa chính là kho báu của các em giữa cuộc sống đấy. Ví dụ khi học tốt văn, các em sẽ biết khen như thế nào là vừa đủ để người nghe hạnh phúc mà không khen quá trớn làm người nghe tự cao – có nhiều cách, như là mình vừa khen xong thì mình kể liền một người khác mà người được khen cũng biết, người đó còn làm được nhiều hơn giỏi hơn thế – chính cái khéo léo nhắc chuyện vu vơ này của mình sẽ làm người kia hiểu được: “à, mình giỏi còn có người giỏi hơn” nên không tự mãn, tự cao. Chỉ một chút khéo léo vậy thôi, có thể mình cứu được một con người, vì tự cao là liều thuốc độc hại nhất cho tâm hồn).
Viết lách, trình bày vấn đề logic hơn, nhiều cơ hội trong công việc hơn.
(Mọi ngành nghề đều phải viết báo cáo sau khi hoàn thành phần việc. Và người lãnh đạo sẽ dựa vào bản báo cáo để đánh giá tài năng của người thừa hành. Có thể các em giỏi, nhưng nếu báo cáo viết không rõ ràng, không suôn, do khả năng viết lách kém thì công việc cũng sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều, chắc chắn sẽ bị sếp đánh giá thấp).
Dễ rung cảm trước điều thiện và bất bình trước điều xấu ác.
(Cái rung cảm tự nhiên này nhà văn Nguyễn Nhật Ánh gọi là “cái chuông” trong mỗi con người mà sứ mệnh của mỗi nhà văn là rung nó lên mỗi ngày. Hình ảnh ví von thật dễ thương, và cũng rất đúng. Một tên gọi khác của cái rung cảm đó là lương tâm. Khi tâm hồn các em thấm đẫm những tác phẩm văn học có tính nhân văn, tự nhiên các em sẽ phân biệt đúng – sai (chân) khách quan hơn, phân biệt thiện – ác (thiện) sâu sắc hơn và phân biệt đẹp – xấu (mỹ) tinh tế hơn. Cái rung cảm này có lợi gì? Cái rung cảm này tạo nên sức đề kháng giúp các em đứng vững trước những cám dỗ, trò vui tầm thường,tội lỗi.)
* Sau đó, ở một sự đòi hỏi cao hơn, các em học Ngữ Văn là để có đủ kiến thức, luận điểm, khả năng lập luận chặt chẽ để bảo vệ người thiện, điều thiện và lên án kẻ ác, điều ác. Để anh lấy hai ví dụ, từ chuyện nhỏ đến chuyện lớn.
Ví dụ một, em có người bạn bịdụ dỗ vào đường dây bán hàng đa cấp. Những kẻ đó nói rất hay, nghe bùi tai và thuyết phục vô cùng nên bạn em tin sống tin chết. Em biết bạn em đang bị lừa, em khổ tâm, nhưng vì em nói không hay, em không biết lập luận, không biết phản biện, bẻ lại những luận điểm mà kẻ xấu đưa ra, nên em chịu, em đành đứng lặng nhìn bạn em bị lừa trong bất lực…
Ví dụ hai, chuyện lớn hơn. Có
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Phan Hưng Duy
Dung lượng: 109,82KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)