Kiến thức Vật Lý 6

Chia sẻ bởi Đỗ Huy Thông | Ngày 14/10/2018 | 61

Chia sẻ tài liệu: Kiến thức Vật Lý 6 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

ĐO ĐỘ DÀI
Bài 1:
Tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a. 0,1m =………...…dm = ……………cm
b. 3mm =………....…m = ……………km
c. 0,05km =…………...m = ……………cm
d. 50cm =………..…dm = ……………km
e. 3m =………..…dm = ……………mm
g. 25cm =………..…mm = ……………km
Bài 2:
Trong một số thước sau đây, thước nào thích hợp để đo chiều dài và chiều rộng của thửa ruộng?
a. Thước thẳng có GHĐ và ĐCNN 1 mm.
b. Thước kẹp.
c. Thước dây có GHĐ 150cm và ĐCNN là 1mm.
d. Thước cuộn có GHĐ 5m và ĐCNN là 5mm.
Bài 3:
Một học sinh nói rằng chiều rộng của một cái bàn là 5 gang tay và chiều dài của cái bàn là 10 gang tay. Hỏi học sinh đó đã lấy gì làm đơn vị đo?
Bài 4:
Khi quan sát một cây thước mét, một học sinh cho biết số lớn nhất ghi trên thước là 100, giữa số 0 và số 1 trên thước có 10 khoảng chia, đơn vị ghi trên thước là centimet. Hãy cho biết GHĐ và ĐCNN của thước?
Bài 5:
Bằng phương pháp nào ta có thể đo chu vi, đường kính của bút chì?
Bài 6:
Một người có một thước thẳng và một ít vôi bột muốn dùng để đo chu vi của một lắp lu. Người này có thể đo bằng cách nào?
Bài 7:
Em hãy trình bày một cách đo độ sâu của giếng nước?
Bài 8:
Một học sinh đo chiều dài của lớp học là 32 bước chân, chiều rộng 19 bước chân. Biết chiều dài trung bình của mỗi bước chân là 30cm. Em hãy cho biết chiều dài và chiều rộng của lớp học theo đơn vị mét.
Bài 9:
Một người dùng thước thẳng để đo chiều dài của mảnh đất. Người này thấy chiều dài mảnh đất cần đo gấp 30 lần chiều dài của thước thẳng và nói chiều dài của mảnh đất cần đo khoảng 45m. Hãy cho biết người này dùng thước thẳng có GHĐ là bao nhiêu?
Bài 10:
Dùng một sợi chỉ quấn 30 vòng sát nhau xung quanh bút chì. Đánh dấu độ dài quấn được trên bút chì. Dùng thước thẳng đo độ dài này được 2,4cm. Hãy cho biết đường kính của sợi chỉ?
Bài 11:
Có hai cây thước mét, cây thứ nhất có GHĐ là 150cm và cây thứ hai có GHĐ là 100cm. Một học sinh dùng một trong hai thước mét trên để đo chiều dài và chiều rộng của một cái bàn. Sau một lần đo có kết quả như sau:
* Chiều dài của bàn là148,5 cm
* Chiều rộng của bàn là 56,8 cm
Hãy cho biết học sinh đó dùng thước nào và có ĐCNN là bao nhiêu?
Bài 12:
Hãy tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a. 0,001km = ……………….…..…m = ……………cm
b. 4280dm = ………….…………..m = ……………km
c. 20cm = ……………..…..……dm = ……………m
d. 2500mm = ……………………...…cm = ……………m
c. 0,25km = ………………….…..…m = ……………mm
Bài 13:
Có thể dùng loại thước nào để đo độ dài các vật thể sau:
a. Chiều dài và chiều rộng của lớp học.
b. Đường kính của viên bi
c. Chiều dài của mảnh vải.
d. Chiều dài của sân trường
Bài 14:
Một học sinh dùng thước có ĐCNN là 1cm để đo chiều dài của bàn học. Trong các cách ghi kết quả dưới đây, cách nào đúng:
1. 1,2m
2. 120cm
3. 12dm
4. 120,0cm
…………………………………..……………………………………………………………………………..
Bài 15
Nếu dùng 2 thước có cùng GHĐ; một thước có ĐCNN đến cm, một thước có ĐCNN đến mm, để đo chiều dài của 1 vật thì thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn.
…………………………………..……………………………………………………………………………..
…………………………………..……………………………………………………………………………..
Bài 16:
Một em học sinh đi từ nhà đến trường đếm được 152 bước chân, độ dài trung bình của mỗi bước chân là 30cm. Hãy cho biết khoảng cách từ nhà học sinh đó đến trường.

ĐO THỂ TÍCH CHẤT LỎNG

Bài 1:
Hãy tìm số thích hợp điền vào các chỗ trống sau:
a. 0,02m3 = .………………dm3 = .………………cm3
b. 1,5dm3 = .……………… l = .………………ml
c. 2500cm3 = .………………dm3 = .………………m3
d. 42000mm3= .………………cm3 = .………………dm3
Bài 2:
Hãy chọn bình chia độ phù hợp
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đỗ Huy Thông
Dung lượng: 252,50KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)