Kiến thức Hóa 8

Chia sẻ bởi Lê Thuận | Ngày 17/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: kiến thức Hóa 8 thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

CHƯƠNG1: CÔNG THỨC HÓA HỌC – HÓA TRỊ
I. Kiến thức cơ bản
- Công thức hóa học dùng để biểu diễn phân tử của đơn chất và hợp chất.
- Công thức hóa học được xây dựng từ kí hiệu hóa học, kèm theo kí hiệu hóa học là các chỉ sổ ở chân mỗi kí hiệu.
1. Công thức hóa học của đơn chất: Ax
- Chỉ có kí hiệu hóa học của 1 nguyên tố.
- Những đơn chất có phân tử đơn nguyên tử thì kí hiệu hóa học cũng chính là công thức hóa học.
- Công thức hóa học của tất cả các kim loại chính là kí hiệu hóa học của kim loại đó, như: Na, Ca, Fe, Cu, Au, Al…( x = 1 ).
- Công thức hóa học của một số phi kim cũng chính là kí hiệu hóa học của chúng, như: C, S, P…
- Công thức hóa học của các đơn chất là khí thì phân tử bao giờ cũng gồm 2 nguyên tử (trừ O3), như: O2, N2, H2… (x = 2).
2. Tính thành phần phần trăm về khối lượng hoặc khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất
a) Tính thành phần % về khối lượng của mỗi nguyên tố trong hợp chất
Giả sử có CTHH đã biết AxBy, ta tính được %A; %B
%A=. 100% = . 100% ; %B= . 100% = . 100%
Trong đó: mA, mB là khối lượng của nguyên tố A, B
MA, MB,lần lượt là khối lượng mol của A, B, AxBy
Nếu hợp chất có nhiều nguyên tố, cách tính cũng tương tự như trên.
b) Tính khối lượng của mỗi nguyên tố có trong một lượng chất đã cho
Giả sử có a gam hợp chất AxBy, trong gam thì có mA gam nguyên tố A hay x.MA. Vậy trong a gam AxBy thì có b gam nguyên tố A: b==.
3. Công thức hóa học của hợp chất: AxBy, AxByCz …
a) Dựa vào hóa trị
- Trong hợp chất 2 nguyên tố AxBy : Ta dựa vào qui tắc hóa trị: “Tích chỉ số với hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số với hóa trị của nguyên tố kia” x . a = y . b ( a là hóa trị của A, b là hóa trị của B; B có thể là nhóm nguyên tử )
● Nếu a = b
Ví dụ:  ta có x . II = y . II => x = y . Vậy CTHH là CaO
● Nếu a ≠ b
Ví dụ 1:  ta có x . I = y . II => x = 2; y = 1. Vậy CTHH là Na2SO4
Ví dụ 2:  ta có x . VI = y . II =>  =  = . Vậy CTHH là SO3
b) Dựa vào thành phần về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất
● Khi biết tỉ lệ về khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất
Ví dụ 1: Tìm CTHH của hợp chất khi phân tích được một chất có kết quả: hidro chiếm 1 phần về khối lượng, oxi chiếm 8 phần về khối lượng.
Giải: Ta có tỉ lệ về khối lượng  =  =>  =  = . Vậy CTHH của hợp chất là: H2O
Ví dụ 2: Tìm CTHH của một oxit của sắt biết phân tử khối là 160, tỉ số về khối lượng =.
Giải: Giả sử CTHH của oxit là FexOy. Ta có tỉ lệ về khối lượng == => y = 1,5x
x.56 + 1,5x .16 = 160 => x = 2; y = 3. Vậy CTHH là Fe2O3. ( Trong trường hợp đề bài không cho biết phân tử khối ta dựa vào tỉ lệ == )
● Khi biết thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
- Trường hợp 1: Khi biết thành phần % về khối lượng của các nguyên tố và phân tử khối
Ví dụ: Xác định công thức oxit của lưu huỳnh, biết phân tử khối của oxit là 80 và thành phần % của nguyên tố lưu huỳnh là 40%.
Giải:
Cách 1: Giả sử CTHH của oxit là SxOy. Ta có tỉ lệ: = => x = 1; = => y = 3
Vậy CTHH của oxit là SO3

Cách
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thuận
Dung lượng: 338,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)