Kiem tra vatli6ki1(co dap an)

Chia sẻ bởi Nguyễn Phượng | Ngày 14/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: kiem tra vatli6ki1(co dap an) thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Trường DTNT
---------------------
kiểm tra Học kỳ I - Lớp 6
Năm học 2009 - 2010
Môn : Vật lý
Thời gian làm bài 45 phút (Không kể thời gian giao đề)


Phần I: Lý (5,0 điểm)
Câu 1: Kể tên các dụng cụ dùng để đo: độ dài, thể tích chất lỏng, khối lượng, lực.
Câu 2: Khối lượng của một vật cho ta biết gì? Trọng lực là gì? trọng lực có phương chiều như thế nào?
Câu 3: Khi nào ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia? Lực tác dụng lên một vật có thể gây nên những hiện tượng gì?
Phần II: Bài tập( 5,0 điểm)
Bài 1. Một vật có khối lượng 40 kg. Hãy tính khối lượng riêng, trọng lượng riêng của 0,5 m3 vật đó.
Bài 2. Làm thế nào để đo dược trọng lượng riêng của các hòn bi bằng thuỷ tinh?
Bài 3. Đường ô tô qua đèo thường là đường ngoằn nghèo. Tại sao không làm đường thẳng? Hãy giải thích.


























Trường PTDTNT
hướng dẫn chấm bài kiểm tra Học kỳ I
Năm học 2009 - 2010
Môn : Vật lý - Lớp 6

Phần
Yêu cầu kiến thức
điểm

Phần I: Lý thuyết

Câu 1.
Kể tên các dụng cụ dùng để đo:
- Độ dài : Các loại thước.
- Thể tích chất lỏng: Bình chia độ, ca đong….
- Khối lượng : Các loại cân.
- Lực: Lực kế


0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ
0,25 đ

Câu 2.
Câu 2: Khối lượng của một vật chỉ lượng chất chứa trong vật
- Trọng lực là lực hút của trái đất tác dụng lên một vật
- Trọng lực có phương thẳng đứng, chiều hướng từ trên xuống dưới.
- Công thức liên hệ giữa khối luợng và trọng lượng của cùng một vât:
P = 10.m
trong đó: P là trọng lượng (N)
m là khối lượng (kg)

0,5 đ

0,5 đ

0,5 đ



0,5 đ

0,5 đ



Câu 3.
Khi vật này đẩy hoặc kéo vật kia ta nói vật này tác dụng lực lên vật kia
- Lực tác dụng lên một vật làm biến đổi chuyển động của vật hoặc làm biến dạng vật hoặc gây nên cả hai hiện tượng đó.

0,5 đ


1,0 đ


Phần II: Bài tập (5,0 điểm)

Bài 1.
Khối lượng riêng, trọng lượng riêng của 0,5 m3 vật đó:
80 (kg/m3)
d = 10.D = 10 .80 =800 N/m3


1,5 đ

1,5 đ

Bài 2.
Để xác định trọng lượng riêng của các hòn bi bằng thuỷ tinh ta làm như sau:
- Đo trọng lượng P của các viên bi bằng lực kế .
- Đo thể tích của các viên bi bằng bình chia độ.
- Tính trọng lượng riêng theo công thức:


0,5 đ

0,5đ

Bài 3.
Khi lên đèo, độ cao của đèo là không đổi, đường ngoằn nghèo càng dài làm độ nghiêng của mặt đường càng giảm, nhờ đó khi ô tô qua đường đèo có thể làm giảm được lực kéo của đầu máy.

1,0 đ


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Phượng
Dung lượng: 10,93KB| Lượt tài: 2
Loại file: zip
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)