Kiểm tra văn 7 tiét 98

Chia sẻ bởi Đào Văn Trang | Ngày 11/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: kiểm tra văn 7 tiét 98 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Thứ 4 ngày 6 tháng 3 năm 2013
Họ và tên:……………. ....... KIỂM TRA 1 TIẾT
Lớp: 7....... Môn: Văn.

Điểm
 Lời phê của giáo viên .





 Đề bài:
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM. (3 điểm)
Câu 1. Về hình thức, mỗi câu tục ngữ là:
A. Mỗi câu tục ngữ tương đương với một từ.
B. Mỗi câu tục ngữ tương đương với một cụm từ.
C. Mỗi câu tục ngữ là một câu nói diễn đạt một ý trọn vẹn.
D. Mỗi câu tục ngữ là một bài viết diễn đạt một nội dung trọn vẹn.
Câu 2. Câu tục ngữ “Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng - Ngày tháng mười chưa cười đã tối” sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
A. Nói quá, phép đối xứng. C. Nói quá, ẩn dụ, so sánh.
B. Phép đối xứng, hoán dụ, ẩn dụ. D. Nói quá, hoán dụ, ẩn dụ.
Câu 3. “Tục ngữ về con người và xã hội” chú trọng điều gì?
A. Đưa ra những quy luật của gia đình, xã hội.
B. Tôn vinh những giá trị cao đẹp của con người, đưa ra những lời nhận xét, khuyên răn về những phẩm chất, lối sống mà con người cần phải có trong xã hội.
C. Tôn vinh những giá trị tình cảm của con người.
D. Đề cao tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình, yêu cuộc sống.
Câu 4. Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả nào?
A. Xuân Diệu. C. Đặng Thai Mai.
B. Phạm Văn Đồng. D. Hoài Thanh.
Câu 5. Trong văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” vẻ đẹp của tiếng Việt được giải thích trên các yếu tố nào?
A. Ngữ âm, ngữ pháp. C. Từ vựng, ngữ pháp.
B. Ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp. D. Từ vựng, ngữ âm.
Câu 6. Văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” nói về vấn đề gì?
A. Lòng yêu nước của công, nông, binh. C. Lòng yêu nước của nhân dân ta.
B. Lòng yêu nước của mọi người. D. Lòng yêu nước của thế hệ con Rồng, cháu Tiên.
Câu 7. Những đặc sắc nghệ thuật của văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” là:
A. Bố cục chặt chẽ, lập luận mạch lạc, sáng sủa.
B. Lí lẽ thống nhất với dẫn chứng, dẫn chứng phong phú, lí lẽ được diễn đạt dưới dạng hình ảnh so sánh nên sinh động và dễ hiểu.
C. Giọng văn tha thiết, giàu cảm súc.
D. Cả 3 phương án trên.
Câu 8. Nối các câu tục ngữ có ý nghĩa gần gũi nhau ở cột A với cột B.

Cột A

Cột B

1. Lời nói, gói vàng.

1…………
a. Một miếng khi đói bằng một gói khi no

2. Lá lành đùm lá rách.

2…………
b. Có học mới biết, có đi mới đến.


3. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
3…………
c. Người làm ra của, chứ của không làm ra người.

4. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
4…………
d. Một lời nói, một đọi máu.

5. Một mặt người bằng mười mặt của.
5…………
e. Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.

B. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm )
Câu 1 (2 điểm): : Tục ngữ có câu “Đói cho sạch, rách cho thơm”, em hãy nêu ý nghĩa của câu tục ngữ đó?
Câu 2 (5 điểm): : Dựa vào bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy chứng minh giản dị là đức tính nổi bật ở Bác Hồ.
Bài làm
........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đào Văn Trang
Dung lượng: 6,18KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)