Kiểm tra Văn 7. Tiết 100

Chia sẻ bởi Vũ Công Diệp | Ngày 11/10/2018 | 19

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra Văn 7. Tiết 100 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Tiết 100. kiểm tra văn
Thời gian: 45 phút
ĐỀ BÀI
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: (4 điểm). Chọn đáp án đúng nhất rồi ghi vào bài làm:
Đọc kỹ đoạn văn :
“... Bữa cơm chỉ vài ba món rất đơn giản, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ơ việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ...”
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ tác phẩm nào?
a. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta b. Ý nghĩa văn chương
c. Sự giàu đẹp của Tiếng việt d. Đức tính giản dị của Bác Hồ
Câu 2: Tác giả của đoạn trích trên là ai?
a. Hồ Chí Minh b. Phạm Văn Đồng c. Hoài Thanh d. Đặng Thai Mai
Câu 3: Đọan văn trên sử dụng phương thức biểu đạt chính nào?
a. Miêu tả b. Biểu cảm c. Tự sự d. Nghị luận
Câu 4: Đoạn văn trên thể hiện nội dung gì?
a. Sự giản dị của Bác Hồ ở căn nhà b. Sự giản dị của Bác Hồ ở lối sống
c. Sự giản dị của Bác Hồ ở bữa ăn. d.Sự giản dị của Bác Hồ trong quan hệ với mọi người.
Câu 5: Câu : “ Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ” là thành phần nào trong đọn văn trên?
a. Luận điểm b. Luận cứ c. Dẫn chứng d. Bình luận
Câu 6: Những chứng cứ ở đoạn văn này có sức thuyết phục vì:
a. Chứng cứ cụ thể b. Chứng cứ cụ thể, rõ ràng
c. Chứng cứ cụ thể, rõ ràng, xác thực d. Không phải a, b, c
Câu 7:Văn bản “Sự giàu đẹp của tiếng Việt” của tác giả nào?
a. Xuân Diệu b. Phạm Văn Đồng c. Đặng Thai Mai d. Hoài Thanh
Câu 8:Trong văn bản “Ý nghĩa văn chương” tác giả bàn tới ý nghĩa văn chương trên những phương diện nào?
a.Nguồn gốc cốt yếu của văn chương b.Công dụng của văn chương
c.Vẻ đẹp của văn chương d. Cả a, b
II.PHẦN TỰ LUẬN: ( 6 điểm)
Câu 1: Tục ngữ là gì? Phân tích câu tục ngữ “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. (2đ)
Câu 2:Trong văn bản “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” để chứng minh cho nhận định: “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó làmột truyền thống quý báu của ta.”, tác giả đã đưa ra những dẫn chứng nào và sắp xếp theo trình tự như thế nào?(3đ)
Câu 3:Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương là gì? Quan niệm như thế đúng chưa? (1đ)
ĐÁP ÁN
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM : ( 3 điểm – mỗi câu đúng 0.25 điểm)
1.d, 2.b, 3.d, 4.c, 5.d, 6.c, 7.c, 8.d,
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm)
Câu 1: Nêu được khái niệm tục ngữ(1đ)
Phân tích câu tục ngữ :
Nghĩa đen : 1đ
Nghĩa bóng : 1đ
Câu 2:Trình bày được những dẫn chứng trong lịch sử (1.5đ)
Trình bày được những dẫn chứng trong thời đại ngày nay (1.5 đ)
Câu 3:Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là lòng thương người và rộng ra thương cả muôn vật muôn loài (0.5đ). Quan niệm như thế là rát đúng (0.5đ)
(HS trình bày cách giải khác nếu đúng vẫn cho điểm tối đa)

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Vũ Công Diệp
Dung lượng: 29,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)