Kiem tra ngu van hoc ky 2 - lop 7

Chia sẻ bởi Phạm Văn Hảo | Ngày 11/10/2018 | 26

Chia sẻ tài liệu: kiem tra ngu van hoc ky 2 - lop 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II . Năm học 2008 -2009
Môn : Ngữ Văn lớp 7
Thời gian : 120 Phút ( Không kể thời gian phát đề)


I . Trắc nghiệm : ( 3 điểm -)
Đọc kỹ văn bản sau và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất:
“.........Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công việc kháng chiến.”
(Trích SGK ngữ văn 7, tập II).
Câu 1: Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào ?
Tinh thần yêu nước của nhân dân ta.
Đức tính giản dị của Bác Hồ.
Sự giàu đẹp của tiếng Việt.
Ý nghĩa văn chương.
Câu 2: Tác giả của đọan văn trên là ai ?
Hoài Thanh.
Phạm Văn Đồng.
Hồ Chí Minh.
Đặng Thai Mai.
Câu 3: Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt chính nào ?
Miêu tả.
Tự sự.
Biểu cảm.
Nghị luận.
Câu 4: Dòng nào sau đây nêu lên luận điểm của đoạn văn ?
Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý.
Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy.
Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được ra trưng bày.
Nhưng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm.
Câu 5: Đọan văn trên có mấy câu rút gọn ?
Một.
Hai.
Ba.
Bốn.
Câu 6: Trong các từ sau đây từ nào là từ Hán Việt ?
Lãnh đạo.
Tủ kính.
Yêu nước.
Rõ ràng.
Câu 7: Trong câu “Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền,tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công việc yêu nước, công cuộc kháng chiến" tác giả sử dụng phép tu từ nào ?
Nhân hóa.
Tăng cấp.
Tương phản.
Liệt kê.
Câu 8: Câu “Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày” thuộc kiểu câu gì ?
Câu đặc biệt.
Câu chủ động.
Câu bị động.
Câu rút gọn.
Câu 9: Đoạn văn trên chủ yếu được viết theo kiểu nghị luận nào ?
Chứng minh.
Giải thích.
Bình luận.
Phân tích.
Câu 10: Đoạn văn trên được viết trong thời kì nào ?
Thời kì kháng chiến chống Mĩ.
Thời kì kháng chiến chống Pháp.
Thời kì nhân dân ta xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
Những năm đầu thế kỉ XX.
Câu 11: Đoạn văn đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào ?
Trong công cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.
Trong sự nghiệp xây dựng đất nước.
Trong việc giữ gìn và xây dựng đất nước.
Cả hai ý A và B.
Câu 12: Những sắc thái nào của tinh thần yêu nước được tác giả đề cập đến trong đọan văn ?
Tiềm tàng, kín đáo.
Biểu lộ đầy đủ rõ ràng.
Khi tiềm tàng, kín đáo; lúc biểu lộ đầy đủ rõ ràng.
Luôn luôn mạnh mẽ, sôi sục.
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: Viết lại bốn câu tục ngữ nói về thiên nhiên và lao động sản xuất. (1 điểm)
Câu 2: Phát biểu cảm nghĩ của em về truyện ngắn “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (6 điểm)
…HẾT…
























ĐÁP ÁN NGỮ VĂN LỚP 7
HỌC KÌ II – NĂM HỌC 2006-2007

PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (12 câu, mỗi câu 0.25 điểm)
Câu 1: A Câu 7: D
Câu 2: C Câu 8: B
Câu 3: D Câu 9: A
Câu 4: C Câu 10: B
Câu 5: C Câu 11: A
Câu 6: A Câu 12: C
PHẦN II: TỰ LUẬN (7 điểm)
Câu 1: (1 điểm
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Văn Hảo
Dung lượng: 6,76KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)