Kiểm tra ngữ văn 7 tuần 25 (LH)

Chia sẻ bởi Nguyễn Long Hoàng | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: kiểm tra ngữ văn 7 tuần 25 (LH) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Họ và tên : …………………………...
Lớp:…………………………………..
ĐỀ KIỂM TRA
MÔN: Tiếng việt 7 (45 phút)
Năm học: 2010 - 2011



Phần I / Trắc nghiệm : ( 12 câu, mỗi câu đúng được 0,25đ, tổng cộng 3 đ )
Câu 1/ Câu rút gọn là câu :
A Chỉ có thể vắng CN B. chỉ có thể vắng VN
C. có thể vắng cả CN và VN D. Chỉ có thể vắng các thành phần phụ.
Câu 2/ Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi “ Hằng ngày, cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?”.
A .Hằng ngày mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất.
B. Đọc sách là việc mình dành nhiều thời gian nhất.
C. Tất nhiên là đọc sách. D. Đọc sách.
Câu 3/ Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn?
A. Ai cũng phải học đi đôi với hành.
B. Anh trai tôi học luôn đi đôi với hành.
C. Học đi đôi với hành. D. Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu 4/ Khi ngụ ý hành động, đặc điểm nói trong câu là của chung mọi người, chúng ta sẽ lược bỏ thành phần nào trong 2 thành phần sau:
A/ Chủ ngữ. B. Vị ngữ
Câu 5/ Điền một hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong câu sau:
Trong……ta thường gặp nhiều câu rút gọn.
A. Văn xuôi B. Truyện cổ dân gian.
C Truyện ngắn. D. Văn vần ( Thơ ,ca dao )
Câu 6/ Trong các dòng sau, dòng nào không nói lên tác dụng của việc sử dụng câu đặc biệt?
A. Bộc lộ cảm xúc B. gọi đáp .
C. làm cho lời nói được ngắn gọn.
D. Liệt kê nhằm thông báo sự tồn tại của sự vật, hiện tượng.
C âu 7/ Trong các câu sau câu nào là câu đặc biệt ?
A. Trên cao, bầu trời trong xanh không một gợn mây.
B. Lan được đi tham quan nhiều nơi nên bạn hiểu biết rất nhiều.
C. Hoa sim ! D. Mưa rất to .
Câu 8/ Trong các câu sau câu nào không phải là câu đặc biệt?
A. Giờ ra chơi. B. Tiếng suối chảy róc rách.
C. Cánh đồng làng. D. Câu chuyện của bà tôi.
Câu 9/ Trạng ngữ là gì ?
A. Là thành phần chính của câu. B. Là thành phần phụ của câu.
C. Là biện pháp tu từ trong câu. D. Là một trong số các từ loại của tiếng việt.
Câu 10/ có thể phân loại trạng ngữ theo cơ sở nào ?
A. theo các nội dung mà chúng biểu thị . B. Theo vị trí của chúng trong câu.
C. Theo thành phần chính nào mà chúng đứng liền trước hoặc liền sau.
D. theo mục đích nói của câu.
Câu 11/ Dòng nào là trạng ngữ trong câu “ Dần đi ở từ năm chửa mười hai. Khi ấy, đầu nó còn để hai trái đào” ( Nam Cao ) ?
A. Dần đi ở từ năm chửa mười hai. B. Khi ấy .
C. Đầu nó còn để hai trái đào. D . Cả A, B, C đều sai
Câu 12/ Tách trãng ngữ thành câu riêng, người nói, người viết nhằm mục đích gì ?
A. làm cho câu ngắn gọn hơn.
B. Để nhấn mạnh chuyển ý hoặc thể hiện cảm xúc nhất định.
C. Làm cho nồng cốt câu được chặt chẽ.
D. Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn.
II Phần tự luận (7 đ)
1/ Xem cấu tạo của hai câu sau có gì khác nhau : (0,5đ)
a/ Học ăn, học nói, học gói, học mở
b/ Chúng ta học ăn, học nói, học gói, học mở.
2/ Tìm từ ngữ có thể làm CN trong câu a ( 0,5đ)
3/ Thế nào là rút gọn câu (1,5đ)
4/ Thế nào là câu đặc biệt ? Nêu tác dụng của câu đặc biệt. cho ví dụ (1,5đ)
5/Đặt 4 câu có trạng ngữ chỉ thời gian, nơi trốn, nguyên nhân, mục đích.Gạch chân trạng ngữ (1đ).
6/ Viết một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu ) tả cảnh quê hương, trong đó có vài câu đặc biệt (gạch chân câu đặc biệt ) (2đ)


* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Long Hoàng
Dung lượng: 5,63KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)