Kiểm tra kỳ 2 Sinh 9 Đề 2

Chia sẻ bởi Lê Vĩnh Hiệp | Ngày 15/10/2018 | 37

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra kỳ 2 Sinh 9 Đề 2 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
QUẢNG TRỊ

 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 2007 - 2008
MÔN: SINH HỌC - LỚP 9 THCS
Khoá ngày: 05/5/2008
Thời gian: 45 phút (Không kể thời gian giao đề)


Mã đề thi 209



Câu 1: Một số đặc trưng của quần thể được đề cập trong Sinh học lớp 9 là:
A. Thành phần nhóm tuổi, mật độ quần thể.
B. Mật độ quần thể, tỉ lệ giới tính.
C. Tỉ lệ giới tính, mật độ quần thể và thành phần nhóm tuổi.
D. Tỉ lệ giới tính, thành phần nhóm tuổi.
Câu 2: Nhóm động vật nào sau đây không thuộc nhóm động vật biến nhiệt?
A. Cá rô phi, Tôm đồng, Cá thu. B. Cá voi, mèo, chim bồ câu.
C. Thằn lằn bóng đuôi dài, Tắc kè, Cá chép. D. Cá sấu, Ếch đồng, Giun đất.
Câu 3: “Các cá thể lớn nhanh, do vậy nhóm này có vai trò chủ yếu làm tăng khối lượng và kích thước của quần thể” là ý nghĩa sinh thái của thành phần nhóm tuổi nào sau đây của quần thể sinh vật?
A. Nhóm tuổi trước sinh sản. B. Nhóm tuổi sau sinh sản.
C. Nhóm tuổi sinh sản. D. Cả A, B và C.
Câu 4: Cho chuỗi thức ăn như sau:
Lúa Châu chấu Ếch Rắn Đại Bàng VSV.
Tiêu diệt mắt xích nào sẽ gây hậu quả lớn nhất?
A. Châu chấu. B. Ếch. C. Lúa và Đại bàng. D. Đại bàng và VSV.
Câu 5: Biện pháp phát triển dân số một cách hợp lí có hiệu quả như thế nào đối với việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên?
A. Giảm áp lực sử dụng tài nguyên thiên nhiên quá mức.
B. Tăng nguồn nước.
C. Tăng nguồn tài nguyên khoáng sản.
D. Tăng diện tích trồng trọt.
Câu 6: Chuỗi thức ăn là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ với nhau về:
A. Dinh dưỡng. B. Nơi chốn. C. Hợp tác. D. Nguồn gốc.
Câu 7: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất ở con lai F1 vì:
A. Con lai F1 có nhiều điều kiện hơn về dinh dưỡng so với các thế hệ sau.
B. Hiện tượng phân li tạo các thể đồng hợp làm giảm ưu thế lai kể từ thế hệ F2 trở đi.
C. Con lai F1 tiếp nhận nhiều nguyên liệu di truyền từ bố mẹ hơn so với con lai ở thế hệ khác.
D. A và B đúng.
Câu 8: Giữa các cá thể cùng loài thường có những mối quan hệ nào sau đây?
A. Cá thể này ăn cá thể khác. B. Cộng sinh và cạnh tranh.
C. Hỗ trợ và cạnh tranh. D. Cả B và C.
Câu 9: Trong tự nhiên, khi quần thể chỉ còn một số cá thể sống sót thì khả năng nào sẽ xảy ra nhiều nhất?
A. Diệt vong. B. Hồi phục.
C. Phân tán. D. Sinh sản với tốc độ nhanh.
Câu 10: Những yếu tố của môi trường sống tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự sống, sự phát triển và sinh sản của sinh vật được gọi là:
A. Con người. B. Nhân tố vô sinh. C. Nhân tố sinh thái. D. Nhân tố hữu sinh.
Câu 11: Hiện tượng nào sau đây không gây ô nhiễm môi trường?
A. Khí thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.
B. Tiếng ồn của các loại động cơ.
C. Trồng rau sạch, sử dụng phân vi sinh.
D. Nước thải công nghiệp, khí thải của các loại xe.
Câu 12: Cho năm sinh vật là: Trăn, cỏ, châu chấu, gà và vi khuẩn có thể có quan hệ dinh dưỡng theo sơ đồ nào dưới đây?
A. Cỏ Châu chấu Trăn Gà Vi khuẩn.
B. Cỏ Châu chấu Vi khuẩn Gà Trăn .
C. Cỏ Trăn Châu chấu Vi khuẩn Gà.
D. Cỏ Châu chấu Gà Trăn Vi khuẩn.
Câu 13: Tài nguyên tái sinh gồm:
A. Tài nguyên đất, tài nguyên nước.
B. Tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất.
C. Tài nguyên sinh vật, tài nguyên đất, tài nguyên nước.
D. Tài nguyên nước, tài nguyên sinh vật.
Câu
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Vĩnh Hiệp
Dung lượng: 49,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)