KIỂM TRA HỌC KỲ II (1)
Chia sẻ bởi Trần Thị Thu Trang |
Ngày 14/10/2018 |
38
Chia sẻ tài liệu: KIỂM TRA HỌC KỲ II (1) thuộc Vật lí 6
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Hòa Hưng KIỂM TRA HỌC KỲ II NĂM HỌC 05-06
VẬT LÝ 6:
Thời gian: 45ph (không kể phát đề)
I/Chọn một ý hợp lý nhất trong mỗi câu sau:
Khi nâng vật từ dưới lên cao, ròng rọc động giúp ta:
Đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Có thể đổi hướng và giảm được lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Dùng lực kéo lớn hơn so với khi kéo trực tiếp.
Kéo vật với lực kéo bằng lực kéo khi kéo trực tiếp.
Một quả cầu kim loại bị nung nóng không thể lọt qua chiếc vòng kim loại, nhưng sau khi nhúng vào nước lạnh thì nó có thể lọt qua chiếc vòng đó. Đó là vì:
Quả cầu đã nở ra sau khi nhúng vào nước lạnh.
Quả cầu đã co lại sau khi nhúng vào nước lạnh.
Quả cầu đã nhẹ đi và nhỏ lại sau khi nhúng vào nước lạnh.
Quả cầu đã nặng thêm và nở ra sau khi nhúng vào nước lạnh.
Trước khi tra cái khâu bằng sắt vào cán dao, người ta phải:
Nung nóng cái khâu cho nó nở ra để dễ tra vào cán.
Nhúng cái khâu vào nước đá cho nó co lại để dễ tra vào cán.
Nung nóng cán dao cho nó nở ra để dễ tra khâu vào cán.
Nung nóng cái khâu và cán dao để dễ tra khâu vào cán.
Hãy chọn một ý sai trong những ý sau đây:
Khi nóng lên, hầu hết các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra.
Khi lạnh đi, hầu hết các chất rắn, lỏng, khí đều co lại.
Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng, và chất khí.
Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí, và ít hơn chất rắn.
Theo nhiệt giai Xen-xi-ut (Celsius) thì:
Nước đá có nhiệt độ 0 độ C và nước sôi có nhiệt độ là 100 độ C.
Nước đá đang tan có nhiệt độ 0 độ C và hơi nước đang sôi có nhiệt độ là 100 độ C.
Nước đá đang tan có nhiệt độ 100 độ C và hơi nước đang sôi có nhiệt độ là 0 độ C.
Nước đá đang tan có nhiệt độ 32 độ F và hơi nước đang sôi có nhiệt độ là 212 độ F.
Sự nóng chảy là:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể khí.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Chọn một ý sai trong các ý sau:
Tất cả các chất đều không thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy.
Hầu hết các chất đều không thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc.
Một số ít chất có sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy.
Nước ( trong điều kiện bình thường) nóng chảy ở 0 độ C.
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của rượu lần lượt là -117 độ C (117 độ dưới 0 độ C) và 80 độ C. Hãy chọn một ý sai trong các ý sau:
Ở -2 độ C, rượu ở thể rắn.
Ở 20 độ C, rượu ở thể lỏng.
Ở 200 độ C, rượu ở thể khí.
Ở -117 độ C, rượu ở thể lỏng và rắn .
II/ Trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi dãn nở vì nhiệt mà bị ngăn cản, chất rắn sẽ như thế nào? Nêu hai ứng dụng ( không cần giải thích) để tránh tác hại của hiện tượng này.
2. Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Cho ví dụ.
3. Khi đun nóng một chất rắn ở điều kiện bình thường, ta thu được kết quả sau
Ở phút thứ 4, 26 chất này ở thể nào?
Quá trình nóng chảy xảy ra trong thời gian nào.
Chất này là chất gì?
---(((---
ĐÁP ÁNĐỀ THI HKII LÝ 6 (05-06)
I/ Trắc nghiệm kq: (mỗi câu 0.5đ)
1.b 2.b 3.a 4.d 5.b 6.d 7.a 8.a
II/ Tự luận:
1. – Sinh ra lực lớn, gây hư hại đồ vật, nguy hiểm (1 đ)
- Vd1: Khe hở giữa các thanh ray (0,5đ)
- Vd2: Con lăn dưới mố cầu. (0,5đ)
( Hoặc cho ví dụ đúng khác)
2. Trình bày :
- Nêu khái niệm nóng chảy (0,75đ)
- Nêu khái
VẬT LÝ 6:
Thời gian: 45ph (không kể phát đề)
I/Chọn một ý hợp lý nhất trong mỗi câu sau:
Khi nâng vật từ dưới lên cao, ròng rọc động giúp ta:
Đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Có thể đổi hướng và giảm được lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Dùng lực kéo lớn hơn so với khi kéo trực tiếp.
Kéo vật với lực kéo bằng lực kéo khi kéo trực tiếp.
Một quả cầu kim loại bị nung nóng không thể lọt qua chiếc vòng kim loại, nhưng sau khi nhúng vào nước lạnh thì nó có thể lọt qua chiếc vòng đó. Đó là vì:
Quả cầu đã nở ra sau khi nhúng vào nước lạnh.
Quả cầu đã co lại sau khi nhúng vào nước lạnh.
Quả cầu đã nhẹ đi và nhỏ lại sau khi nhúng vào nước lạnh.
Quả cầu đã nặng thêm và nở ra sau khi nhúng vào nước lạnh.
Trước khi tra cái khâu bằng sắt vào cán dao, người ta phải:
Nung nóng cái khâu cho nó nở ra để dễ tra vào cán.
Nhúng cái khâu vào nước đá cho nó co lại để dễ tra vào cán.
Nung nóng cán dao cho nó nở ra để dễ tra khâu vào cán.
Nung nóng cái khâu và cán dao để dễ tra khâu vào cán.
Hãy chọn một ý sai trong những ý sau đây:
Khi nóng lên, hầu hết các chất rắn, lỏng, khí đều nở ra.
Khi lạnh đi, hầu hết các chất rắn, lỏng, khí đều co lại.
Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn chất lỏng, và chất khí.
Chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất khí, và ít hơn chất rắn.
Theo nhiệt giai Xen-xi-ut (Celsius) thì:
Nước đá có nhiệt độ 0 độ C và nước sôi có nhiệt độ là 100 độ C.
Nước đá đang tan có nhiệt độ 0 độ C và hơi nước đang sôi có nhiệt độ là 100 độ C.
Nước đá đang tan có nhiệt độ 100 độ C và hơi nước đang sôi có nhiệt độ là 0 độ C.
Nước đá đang tan có nhiệt độ 32 độ F và hơi nước đang sôi có nhiệt độ là 212 độ F.
Sự nóng chảy là:
Sự chuyển từ thể rắn sang thể khí.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
Sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng.
Chọn một ý sai trong các ý sau:
Tất cả các chất đều không thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy.
Hầu hết các chất đều không thay đổi nhiệt độ trong quá trình đông đặc.
Một số ít chất có sự thay đổi nhiệt độ trong quá trình nóng chảy.
Nước ( trong điều kiện bình thường) nóng chảy ở 0 độ C.
Nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của rượu lần lượt là -117 độ C (117 độ dưới 0 độ C) và 80 độ C. Hãy chọn một ý sai trong các ý sau:
Ở -2 độ C, rượu ở thể rắn.
Ở 20 độ C, rượu ở thể lỏng.
Ở 200 độ C, rượu ở thể khí.
Ở -117 độ C, rượu ở thể lỏng và rắn .
II/ Trả lời các câu hỏi sau:
1. Khi dãn nở vì nhiệt mà bị ngăn cản, chất rắn sẽ như thế nào? Nêu hai ứng dụng ( không cần giải thích) để tránh tác hại của hiện tượng này.
2. Thế nào là sự nóng chảy, sự đông đặc? Cho ví dụ.
3. Khi đun nóng một chất rắn ở điều kiện bình thường, ta thu được kết quả sau
Ở phút thứ 4, 26 chất này ở thể nào?
Quá trình nóng chảy xảy ra trong thời gian nào.
Chất này là chất gì?
---(((---
ĐÁP ÁNĐỀ THI HKII LÝ 6 (05-06)
I/ Trắc nghiệm kq: (mỗi câu 0.5đ)
1.b 2.b 3.a 4.d 5.b 6.d 7.a 8.a
II/ Tự luận:
1. – Sinh ra lực lớn, gây hư hại đồ vật, nguy hiểm (1 đ)
- Vd1: Khe hở giữa các thanh ray (0,5đ)
- Vd2: Con lăn dưới mố cầu. (0,5đ)
( Hoặc cho ví dụ đúng khác)
2. Trình bày :
- Nêu khái niệm nóng chảy (0,75đ)
- Nêu khái
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Trần Thị Thu Trang
Dung lượng: 33,50KB|
Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)