Kiem tra HKII SH9

Chia sẻ bởi Phạm Hồng Thế | Ngày 15/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: kiem tra HKII SH9 thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GD & ĐT HUYỆN EAH’LEO ĐỀ KIỂM TRA
HỌC KÌ II NĂM HỌC 2008 – 2009
MÔN: SINH HỌC
THỜI GIAN: 45 Phút ( không kể thời gian phát đề)

ĐỀ 1:

Câu 1 (2 điểm): Có một sơ đồ mô tả giới hạn chịu đựng của hai loài đối với nhân tố nhiệt độ như sau:


Mức độ sinh trưởng

 t0 C
0 5 15 25 30 45

a/ Xác định tên gọi mỗi giá trị nhiệt độ sau: 50C; 150C; 250C; 300C; 450C và các khoảng nhiệt độ: Trên 50C đến dưới 250C; Trên 150C đến dưới 450C của loài A và loài B.
b/ Qua sơ đồ hãy xác định:
- Loài nào chịu nhiệt độ cao và loài nào chịu nhiệt độ thấp?
- Loài nào có khả năng phân bố rộng hơn?
Câu 2 (2.5 điểm): Nêu các dấu hiệu để nhận biết một quần thể sinh vật? Trong một quần thể sinh vật có những mối quan hệ nào? Ý nghĩa của những mối quan hệ đó?
Câu 3 (3 điểm): Thế nào là ô nhiễm môi trường? Hãy nêu các tác nhân gây ô nhiễm môi trường? Em đã và sẽ làm gì trong việc hạn chế, chống ô nhiễm môi trường?
Câu 4 (2.5 điểm): Có những dạng tài nguyên chủ yếu nào? Theo em nguồn năng lượng chủ yếu của con người trong tương lai là gì? Giải thích?

- HẾT -






ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM ĐỀ 1
Câu 1(2 điểm):
a/ Gọi tên của mổi giá trị nhiệt độ:
- Loài A: (0.5đ)
+ 50C Giới hạn dưới(điểm gây chết).
+ 150C điểm cực thuận.
+ 250C Giới hạn trên(điểm gây chết).
+ Khoảng từ 50C đến 250C giới hạn chịu đựng về nhiệt độ.
- Loài B: (0.5đ)
+ 150C Giới hạn dưới(điểm gây chết).
+ 300C điểm cực thuận.
+ 450C Giới hạn trên(điểm gây chết).
+ Khoảng từ 150 Cđến 450C giới hạn chịu đựng về nhiệt độ.
b/ Qua sơ đồ xác định được:
- Loài B chịu được nhiệt độ cao hơn loài A. (0.5đ)
- Loài B có khả năng phân bố về nhiệt độ rộng hơn loài B. (0.5đ)
Câu 2 (2.5 điểm):
* Các dấu hiệu để nhận biết quần thể sinh vật:
Tập hợp các cá thể cùng loài. (0.25đ)
Cùng sống trong một không gian nhất định. (0.25đ)
Sống tại một thời điểm nhất định. (0.25đ)
Giữa các cá thể trong quần thể có khả năng giao phối với nhau để sinh sản tạo ra thế hệ mới.(0.25đ)
* Quan hệ giữa các cá thể sinh vật trong quần thể:
- Quan hệ hổ trợ. (0.5đ)
- Quan hệ cạnh tranh. (0.5đ)
* Ý nghĩa của mối quan hệ:
- Về quan hệ hổ trợ: Sinh vật được bảo vệ tốt hơn, kiếm được nhiều thức ăn hơn. (0.25đ)
- Về quan hệ cạnh tranh: Ngăn ngừa sự ra tăng số lượng cá thể, cạn kiệt nguồn thức ăn. (0.25đ)
Câu 3 (3 điểm):
* Khái niệm: (0.75đ)
Ô nhiễm môi trường là hiện tượng môi trường tự nhiên bị nhiễm bẩn, đồng thời các tính chất vật lí, hoá học, sinh học của môi trường bị thay đổi gây tác hại tới đời sống con người và các sinh vật khác.
* Các tác nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường:
- Do tự nhiên:
+ Hoạt động của núi lửa, thiên tai lũ lụt. (0.25đ)
+ Vi sinh vật gây bệnh phát triển. (0.25đ)
- Do con người:
+ Ô nhiễm do các chất khí thải độc hại (0.25đ)
+ Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật và chất độc hoá học (0.25đ)
+ Ô nhiễm do chất thải rắn (0.25đ)
+ Ô nhiễm do các chất phóng xạ (0.25đ)
+ Ô nhiễm do các vi sinh vật gây bệnh. (0.25đ)
* Em đã làm những việc hạn chế ô nhiễm môi trường: (
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Hồng Thế
Dung lượng: 78,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)