Kiêm tra HKII K7 2011-2012

Chia sẻ bởi Phạm Đức Cường | Ngày 11/10/2018 | 22

Chia sẻ tài liệu: Kiêm tra HKII K7 2011-2012 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐT huyện Yên Thành

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Ngữ văn 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Câu 1: Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau:
a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
b. Trước cổng trường, hai cây phượng vĩ đã bắt đầu nở hoa.
Câu 2:
a. Tìm phép liệt kê trong đoạn trích sau:
“ Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng! ”
(Tố Hữu)
b. Đặt một câu có sử dụng phép liệt kê để tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng một trong những thành công của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là cách sử dụng nghệ thuật tương phản. Em hãy chứng minh.
------------------------Hết-----------------------
Người coi thi không giải thích gì thêm



Phòng GD&ĐT huyện Yên Thành

ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II NĂM HỌC 2011- 2012
Môn: Ngữ văn 7
(Thời gian làm bài: 90 phút)

Câu 1: Xác định và nêu ý nghĩa của trạng ngữ trong các câu sau:
a. Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.
b. Trước cổng trường, hai cây phượng vĩ đã bắt đầu nở hoa.
Câu 2:
a. Tìm phép liệt kê trong đoạn trích sau:
“ Tỉnh lại em ơi, qua rồi cơn ác mộng
Em đã sống lại rồi, em đã sống
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Không giết được em, người con gái anh hùng! ”
(Tố Hữu)
b. Đặt một câu có sử dụng phép liệt kê để tả một số hoạt động trên sân trường em trong giờ ra chơi.
Câu 3: Có ý kiến cho rằng một trong những thành công của truyện ngắn “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn là cách sử dụng nghệ thuật tương phản. Em hãy chứng minh.
------------------------Hết-----------------------
Người coi thi không giải thích gì thêm
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM VĂN 7

Câu 1( 2 điểm): Xác định đúng trạng ngữ và nêu đúng ý nghĩa trạng ngữ trong mỗi câu cho 1 điểm (Mỗi ý cho 0,5 điểm):
Mùa xuân (Chỉ thời gian)
Trước cổng trường (Chỉ nơi chốn)
Câu 2(2 điểm):
Tìm được phép liệt kê cho 1 điểm:
Điện giật, dùi đâm, dao cắt, lửa nung
Đặt đúng một câu có sử dụng phép liệt kê như yêu cầu của đề ra cho 1 điểm.
Câu 3(6 điểm):
Yêu cầu chung:
HS biết viết bài văn nghị luận chứng minh với cách lập luận chặt chẽ, dẫn chứng sinh động, bố cục rõ ràng, diễn đạt trong sáng, trôi chảy, không mắc lỗi chính tả và ngữ pháp.
Yêu cầu cụ thể:
Mở bài: Giới thiệu, dẫn dắt vấn đề nghị luận
Thân bài: Làm nổi bật những thành công về nghệ thuật tương phản trong văn bản “Sống chết mặc bay” của Phạm Duy Tốn qua hai cảnh đối lập nhau: Cảnh ngoài đê và cảnh trong đình.
a. Cảnh ngoài đê mưa to không ngớt và sức chống chọi có hạn của người dân
- Thời gian: một giờ đêm
- Mức độ nguy hiểm: Nước lên to quá, hai ba đoạn đã thẩm lậu, không khéo thì vỡ mất
- Cảnh tượng, không khí hộ đê: căng thẳng, vất vả, nhốn nháo...
- Sự bất lực của con người: khó địch lại với sức trời.
- Đê vỡ, dân rơi vào cảnh lầm than, mất nhà cửa và cả tính mạng...
b. Cảnh trong đình quan phụ mẫu bình chân như vại đánh bài với bao nhiêu người hầu kẻ hạ...
- Địa điểm: trong đình, cao ráo, đê vỡ cũng không sao
- Thành phần: quan phủ, chánh tổng, nha lại...
- Không khí: tĩnh mịch, trang nghiêm, nhàn nhã.
- Đồ dùng: sang trọng, không thiếu một thứ gì để phục vụ cho việc đánh bài.
- Thái độ của quan khi có người cấp báo đê vỡ và khi đê vỡ.
* Đánh giá, nhận xét: Sự tương phản giữa hai cảnh trong đình - ngoài đê đã góp phần tố cáo sâu sắc, thể hiện thái độ của tác giả trước nỗi thống khổ của nhân dân.
Kết bài: Khẳng định ý nghĩa của vấn đề nghị luận
(Lưu ý: Cần trân trọng bài
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đức Cường
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)