Kiêm tra HKII 2011-2012

Chia sẻ bởi Phạm Đức Cường | Ngày 14/10/2018 | 29

Chia sẻ tài liệu: Kiêm tra HKII 2011-2012 thuộc Vật lí 6

Nội dung tài liệu:

Phòng GD&ĐT Yên Thành

đề thi khảo sát chất lượng học kỳ ii năm học 2011-2012
Môn: Vật lý lớp 6
(Thời gian làm bài 45 phút)

Câu1. (1.5 điểm)
So sánh tác dụng của ròng rọc động và ròng rọc cố định khi kéo một vật lên cao?
Câu 2. (4.0 điểm)
a) So sánh sự nở sự nở vì nhiệt của các chất: rắn, lỏng, khí
b) Tại sao các chai nước ngọt thường không được đóng đầy chai?
c) Khi đun nóng một chất lỏng thì khối lượng riêng của chất lỏng đó tăng lên hay giảm đi? Tại sao?
Câu 3. (2.5điểm)
Thế nào là sự bay hơi, sự ngưng tụ? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Câu 4. (2,0 điểm)
Khi được đun nóng liên tục thì nhiệt độ của cục nước đá đựng trong cốc thay đổi theo thời gian như sau:

Thời gian (phút)
0
2
4
6
8
10
12
14
16
18

Nhiệt độ(0C)
0
0
0
20
40
60
80
100
100
100


Hãy vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian.

------------------------- Hết ------------------------
Người coi thi không giải thích gì thêm





















Đáp án và biểu điểm Vật lý 6
Câu
Đáp án
Điểm


1
1.5

- Giống nhau: giúp kéo vật lên dễ dàng hơn
- Khác nhau: Ròng rọc động giúp làm giảm lực kéo
Ròng rọc cố định giúp đổi hướng của lực kéo

0.5
0.5
0.5

2
4.0
a) Các chất đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau, các chất lỏng khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Các chất khí nở vì nhiệt giống nhau.
- Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
b) Vì nếu đóng đầy chai thì khi nhiệt độ tăng chất lỏng nở ra có thể làm bật nút chai hoặc vỡ chai.
c) KLR của chất lỏng giảm
Vì D = m/V. Khi nhiệt độ tăng thì thể tích vật tăng(giảm).Trong khi đó khối lượng của vật không thay đổi, do đó KLR của vật giảm.
0.5
0.75

0.75

1.0

0.5

0.75

3
- Sự bay hơi: Sự chuyển từ thể lỏng sang thể hơi.
- Sự ngưng tụ: Sự chuyển từ thể hơi sang thể lỏng.
- Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc: Nhiệt độ, gió, diện tích mặt thoáng.
Nhiệt độ càng cao, có gió trên mặt thoáng và DT mặt thoáng càng lớn thì tốc độ bay hơi càng cao
0.5
0.5
0.75


0.75

4





100
80
60
40 20

Nhiệt độ(0C)




































































































0 2 4 6 8 10 12
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Đức Cường
Dung lượng: 52,00KB| Lượt tài: 3
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)