Kiểm tra HKI môn ngư văn 7

Chia sẻ bởi Phạm Thị Hà | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra HKI môn ngư văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

TRƯỜNG THCS THANH MAI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Năm học :2013-2014 -------------------------- Môn : Ngữ văn 7
Thời gian làm bài : 90 phút
(Không kể thời gian giao đề)
__________
I.Trắc nghiệm: (2đ)
Trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Nhận xét nào không đúng về ca dao?
A.Ca dao là tác phẩm trữ tình dân gian.
B.Ngôn ngữ ca dao giản dị mà sinh động, giàu hình ảnh và gợi cảm.
C.Nội dung tình cảm trong ca dao rất phong phú.
D.Thể thơ duy nhất mà ca dao sử dụng là thể thơ lục bát.
Câu 2:Văn bản “Một thứ quà của lúa non: Cốm” thuộc thể loại gì?
A.Kí sự B.Tùy bút
C.Truyện ngắn D.Hồi kí
Câu 3: Nội dung của bài thơ “Bạn đến chơi nhà” là:
A.Nhân cách thanh cao và sự giao hòa tuyệt đối với thiên nhiên.
B.Tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả.
C.Tình bạn đậm đà, chân thành thắm thiết.
D.Gắn bó chân thành với cảnh vật quê hương.
Câu 4: Trong các bài thơ sau,bài thơ nào được viết theo thể song thất lục bát:
A.Cảnh khuya B.Bạn đến chơi nhà
C.Tiếng gà trưa D.Sau phút chia li
Câu 5: Hai bài thơ “Cảnh khuya” và “Rằm tháng giêng “ được Bác sáng tác trong thời gian nào?
A. Kháng chiến chống Pháp. B. Đi tìm đường cứu nước.
C. Kháng chiến chống Mĩ. C. Đất nước hoà bình.
Câu 6:Trong các từ sau, từ nào không nằm trong nhóm từ đồng nghĩa với các từ còn lại?
A.Trông đợi B.Trông nom
C.Trông mong D.Trông ngóng
Câu 7:Các câu sau, câu nào thiếu quan hệ từ?
A.Đừng nên nhìn hình thức mà đánh giá kẻ khác.
B.Câu tục ngữ này chỉ đúng xã hội xưa,còn ngày nay thì không đúng.
C.Nó chăm chú nghe kể chuyện từ đầu đến cuối.
D.Con xin báo một tin vui cho cha mẹ vui lòng.
Câu 8:Yếu tố “thiên” trong từ nào sau đây không có nghĩa là “trời”?
A.Thiên lí B.Thiên thư
C.Thiên hạ D.Thiên thanh

II.Tự luận:(8điểm)
Câu 1: (2đ):
Viết đoạn văn từ 5-7 câu chỉ ra điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ trong phần trích sau:
“Trên đường hành quân xa
Dừng chân bên xóm nhỏ
Tiếng gà ai nhảy ổ
“Cục...cục tác cục ta »
Nghe xao động nắng trưa
Nghe bàn chân đỡ mỏi
Nghe gọi về tuổi thơ »
(Xuân Quỳnh-Tiếng gà trưa)

Câu 2 : (6đ)
Cảm nghĩ về món quà tuổi ấu thơ .

-----------------HẾT-----------------






















TRƯỜNG THCS THANH MAI HƯỚNG DẪN CHẤM KHẢO SÁT
MÔN: NGỮ VĂN 7 - HỌC KÌ I
--------------------

I.Phần trắc nghiệm: (2đ)

Câu

 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8

Đáp án


D

B

C

D

A

B

B

A



II.Phần tự luận: (8 đ)

Câu

 Đáp án
Điểm






1
a.Hình thức:
-Viết đủ số câu
-Trình bày đúng hình thức đoạn văn

b.Nội dung:

-Chỉ ra điệp ngữ trong đoạn trích: “nghe”(nhắc lại ba lần)
-Tác dụng của điệp ngữ:
Điệp từ “nghe”nối nhau có tác dụng nhấn mạnh cảm giác khi nghe tiếng gà trưa của nhân vật trữ tình trong bài thơ.Nó như gợi lại những dư âm kì diệu của tiếng gà:tiếng gà làm xao động,làm dịu bớt cái nắng trưa gay gắt,xua tan những mệt mỏi nơi người chiến sĩ và…đánh thức những kỉ niệm xa xưa,gọi về tuổi thơ,quãng thời gian hồn nhiên tươi đẹp nhất của đời người.

0,5
0,25
0,25

1,5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Hà
Dung lượng: 23,26KB| Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)