Kiểm tra chương 2 hoá 8
Chia sẻ bởi Vũ Chí Huy |
Ngày 17/10/2018 |
33
Chia sẻ tài liệu: kiểm tra chương 2 hoá 8 thuộc Hóa học 8
Nội dung tài liệu:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4đ). Khoanh tròn vào 1 đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau
Câu 1: Cho phản ứng hóa học sau: Al + HCl AlCl3 + H2 . Sau khi cân bằng phản ứng trên với các hệ số nguyên, tối giản thì tỉ lệ hệ số giữa 2 hợp chất là
A. 3:1 B. 6:3 C. 1:2 D. 3:2
Câu 2: Cho phản ứng: A + B + C D. Biểu thức bảo toàn khối lượng nào sau đây là đúng
A. mA + mB + mC = mD B. mA = mB + mC + mD
C. mA + mB = mC + mD D. mA + mB - mC = mD
Câu 3: Trong một phản ứng hóa học, các chất tham gia và các chất sản phẩm phải chứa cùng
A. số phân tử của mỗi chất B. số nguyên tử của mỗi nguyên tố
C. số nguyên tử của mỗi chất D. số nguyên tố tạo ra chất
Câu 4: Sự biến đổi nào sau đây không phải là một hiện tượng hóa học
A. Đốt lưu huỳnh tạo thành khí sunfurơ B. Cô cạn dung dịch muối ăn được muối khan
C. Hidro kết hợp với oxi tạo thành nước D. Nhôm cháy trong khí Clo tạo thành nhôm clorua
Câu 5: Điều kiện để phản ứng hóa học xảy ra là
(1) các chất tiếp xúc nhau (2) cần đun nóng
(3) cần có xúc tác (4) cần thay đổi trạng thái của chất
Các dữ kiện đúng là A. (1)(2)(4) B. (1)(3)(4) C. (1)(2)(3) D. (2)(3)(4)
Câu 6: Khối lượng trước và sau một phản ứng hóa học được bảo toàn vì
A. số lượng các chất không thay đổi B. số lượng nguyên tử không thay đổi
C. liên kết giữa các nguyên tử không đổi D. không có tạo thành chất mới
Câu 7: Điểm khác nhau chủ yếu giữa sơ đồ phản ứng và phương trình phản ứng hóa học là
A. sơ đồ chỉ thể hiện chất phản ứng, phương trình thể hiện đầy đủ
B. sơ đồ viết dầu mũi tên nét đứt, phương trình viết dấu mũi tên liền
C. sơ đồ không có sự bảo toàn số lượng nguyên tử, phương trình có sự bảo toàn này
D. tất cả các ý trên
Câu 8: Đốt sắt trong lưu huỳnh tạo thành sắt (II) sunfua. Phương trình nào biễu diễn đúng
A. 2Fe + S2 2FeS B. 2Fe + 3S Fe2S3
C. Fe + S FeS D. Fe + 2S FeS2
PHẦN II: TỰ LUẬN (6đ)
Câu 1 (2đ): Cho sơ đồ phản ứng sau: FexOy + HCl ------> FexCly + H2O
Biện luận để thay x, y (biết rằng x ≠ y)
trình hoá học trên.
Câu 2 (2đ): Cân bằng các phản ứng hóa học sau
a) FeCO3 + HCl ------> FeCl2 + CO2 + H2O b) FexOy + H2 -----> Fe + H2O
c) CO + Fe2O3 -----> Fe + CO2 d) FeS2 + O2 -----> Fe2O3 + SO2
Câu 3 (2đ): Trong đá vôi có Canxi cacbonat CaCO3 và tạp chất. Nung 1 tấn đá vôi chứa 15% là tạp chất. Biết lượng khí cacbonic sinh ra là 4,2 tạ.
Canxi cacbonat ( Canxi oxit + Cacbon đoxit
Tính canxi cacbonat đã nung.
Tính khối lượng Canxi oxit đã thành.
Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng có trong đá vôi.
Câu 3 (2đ): Trong đá vôi có Canxi cacbonat CaCO3 và tạp chất. Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hóa học sau:
Canxi cacbonat ( Canxi oxit + Cacbon đoxit
Biết rằng khi nung 120 đá vôi tạo ra 56 Canxi oxit CaO và 44 khí Cacbon đioxit CO2
Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng.
Tính khối lượng Canxi cacbonat đã phản ứng?
Tính tỷ lệ phần trăm về khối lượng tạp chất có trong đá vôi.
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM (4đ). Khoanh tròn vào 1 đáp án đúng nhất cho mỗi câu hỏi sau
Câu 1: Sự biến đổi nào sau đây không phải là một hiện tượng hóa học
A. Đốt lưu huỳnh tạo
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Vũ Chí Huy
Dung lượng: 81,00KB|
Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)