Kiểm tra 45 Văn 7 - Tiết 98-Tuần 26

Chia sẻ bởi Lê Công Nghị | Ngày 11/10/2018 | 25

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 45 Văn 7 - Tiết 98-Tuần 26 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

PHÒNG GIÁO ĐỨC LINH KIỂM TRA : 1 TIẾT
TRƯỜNG :…………….…………… MÔN : NGỮ VĂN – LỚP 7
ĐỀ SỐ : 1 (TIẾT: 98 TUẦN : 26 )
HỌ VÀ TÊN:…………………………
LỚP:………


ĐIỂM
LỜI PHÊ CỦA THẦY CÔ:

I / Phần Trắc Nghiệm: ( 3đ )
Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng với câu tục ngữ?
Là một thể loại văn học dân gian.
Là những câu nói ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh
Là kho tàng của nhân về mọi mặt.
Là những câu nói giãi bày đời sống tình cảm phong phú của nhân dân
Câu 2: Câu nào sau đây là câu tục ngữ ?
A. Đói cho sạch, Rách cho thơm. C. Đói cơm rách áo.
B. No cơm ấm áo. D. Khố rách áo ôm.
Câu 3: Các câu Tục ngữ trong bài Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất được hiểu theo nghĩa nào?
A. Nghĩa đen. C. Cả A và B đều đúng.
B. Nghĩa bóng. D. Cả A và B đều sai.
Câu 4: Nội dung hai câu Tục ngữ “Không thầy đố mày làm nên” và “Học thầy không tày học bạn”. Có mối quan hệ với nhau như thế nào?
A. Hoàn toàn giống nhau. C. Gần giống nhau.
B. Hoàn toàn trái ngược nhau D. Bổ sung ý nghĩa cho nhau.
Câu 5: Trong những câu tục ngữ sâu đây, câu nào có ý nghĩa trái ngược với câu còn lại?
A. Uống nước nhớ nguồn. C. Ăn cháo đá bát.
B. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây. D. Uống nước nhớ người đào giếng.
Câu 6: Bài “Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta” được viết trong thời kỳ nào?
A. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp. C. Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc.
B. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. D. Sau năm 1975.
Câu 7: Bài “Tinh thần yêu nước của Nhân dân ta” đề cặp những sắc thái nào của tình yêu nước?
A. Luôn luôn sôi nổi, mạnh mẽ. C. Luôn luôn biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
B. Luôn tiềm tàng, kín đáo. D. Khi thì tìm tàng kín đáo, lúc lại biểu lộ rõ ràng, đầy đủ.
Câu 8: Bài văn đề cập đến “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” trong lĩnh vực nào?
Trong công cuộc chiến đấu chống ngoại xâm
Trong công cuộc lao động xây dựng đất nước.
Trong công cuộc đấu tranh gìn giữ bản sắc dân tộc.
Hai ý A và B.
Câu 9: Tầng lớp nào không xuất hiện trong bài văn?
A. Chiến sĩ. C. Công chức
B. Công nhân. D. Tư sản.
Câu 10: Luận cứ nào không được sử dụng để chứng minh Tiếng việt là “ Một thứ tiếng khá đẹp”.
Hệ thống nguyên âm và phụ âm phong phú, giàu thanh điệu.
Uyển chuyển, cân đối, nhịp nhàng về mặt cú pháp.
Từ vựng dồi dào giá trị Thơ, Nhạc, Họa.
Thỏa mản nhu cầu trao đổi tình cảm, ý nghĩ của người Việt Nam.
Câu 11: Dẫn chứng trong bài “Sự giàu đẹp của Tiếng Việt” có tính chất gì?
A. Cụ thể. C. Chính xác
B. Phong phú. D.Toàn diện.
Câu 12: Bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” đề cập đến sự giản dị của Bác Hồ ở phương diện nào?
A. Bữa ăn, nhà ở, đồ dùng. C. Công việc, lời nói, bài viết.
B. Quan hệ với mọi người. D. Tất cả phương diện trên.
II/ Phần Tự Luận: ( 7đ )
Câu 1: Nêu nội dung, nghệ thuật bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”. ( 3đ )
Câu 2: Nêu tiểu sử tác giả Phạm Văn Đồng. (2đ)
Câu 3: Em có nhận xét gì về đặc sắc nghệ thuật và nội dung của bài “Đức tính giản dị của Bác Hồ” (2đ)




ĐÁP ÁN

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM:
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12

Trả lời
D
A
C
D
C

* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Công Nghị
Dung lượng: 42,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)