Kiem tra

Chia sẻ bởi Nguyễn Công Tỉnh | Ngày 11/10/2018 | 23

Chia sẻ tài liệu: kiem tra thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Đề 1:
I/ Trắc nghiệm(5đ)Đọc đoạn văn và trả lời câu hỏi:
“Những người chưa biết chữ hãy gắng sức mà học cho biết đi.Vợ chưa biết thì chồng bảo,em chưa biết thì anh bảo,cha mẹ không biết thì con bảo,người ăn người làm không biết thì chủ nhà bảo,các người giàu có thì mở lớp học ở tư gia dạy cho những người không biết chữ ở hàng xóm láng giềng,các chủ ấp ,chủ đồn điền,chủ hầm mỏ,nhầmáy thì mở lớp học cho những tá điền,những người làm của mình.
Phụ nữ lại càng cần phải học,đã lâu chị em bị kìm hãm,đây là lúc chị em phải cố gắngđể kịp nam giới,để xứng đáng mình là một phần tử trong nước,có quyền bầu cử và ứng cử.
Công việc này mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức.
(Ngữ văn 7-tập 2)
1/ Đoạn văn trích từ văn bản nào?
A/ Chống nạn thất học
B/ Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội
C/ Học thầy,học bạn
D/ ích lợi của việc đọc sách
2/ Tác giả đoạn văn trên là ai?
A/ Hồ Chí Minh
B/ Băng Sơn
C/ Nguyễn Thanh Tú
D/ Thành Mỹ
3/ Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A/ Biểu cảm C/ Miêu tả
B/ Tự sự D/ Nghị luận
4/ Nội dung cơ bản của đoạn văn trên là gì?
A/ Thể hiện tinh thần chăm học của nhân dân ta
B/ Nhấn mạnh vai trò của việc học
C/ Cụ thể hoá những công việc để chống nạn thất học
D/ Vai trò của người phụ nữ trong việc chống nạn thất học
5/ Trạng ngữ trong câu “Phụ nữ…….ứng cử”là:
A/ Phụ nữ lại càng cần phải học
B/ Đã lâu chị em bị kìm hãm
C/ Đây là lúc chị em phải cố gắng để kịp nam giới
D/ Có quyền ứng cử và bầu cử
6/ Câu “Công việc này……… giúp sức” là loại câu gì?
A/ Câu rút gọn
B/ Câu bị động c/
C/ Câu chủ động
D/ Câu đặc biệt
7. Xác định thể loại của cụm từ “Người ăn người làm”
A/ Tục ngữ
B/ Thành ngữ
C/ Cụm danh từ
D/ Cụm độnh từ
8. Nghĩa của cụm từ “Người ăn người làm” là gì?
A/Những người siêng năng,chịu khó làm việc
B/ Những người giúp việc trong nhà
C/ Người nông dân thuê ruộng của chủ để trồng trọt
D/ Người công nhân lao độnh ở đồn điền
9.Từ nào sau đây có thể điền vào chỗ trống của câu khuyết “Chống nạn thất học là…..”để tạo thành câu đúng nghĩa với đoạn văn trên.
A/ Một khẩu hiệu
B/ Việc cần làm ngay
C/ Việc quan trọng
D/ Việc cần thiết
10. Nếu viết “mong anh chị em thanh niên sốt sắng giúp sức” thì câu văn mắc lỗi nào?
A/ Thiếu chủ ngữ
B/ Thiếu vị ngữ
C/ Thiếu cả chủ ngữ và vị ngữ
D/ Thiếu bổ ngữ
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Nguyễn Công Tỉnh
Dung lượng: 40,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)