Kiểm Tra 15' ( Trường THCS VNG)

Chia sẻ bởi Phạm Nguyễn Nam Phương | Ngày 11/10/2018 | 43

Chia sẻ tài liệu: Kiểm Tra 15' ( Trường THCS VNG) thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Thế nào gọi là văn biểu cảm về tác phẩm văn học ?
Văn biểu cảm về tác phẩm văn học còn gọi là văn phát biểu cảm nghỉ về tác phẩm văn học. Qua bài văn nói lên những cảm xúc, ý nghĩa của mình về cái hay, cái đẹp của một tác phẩm văn học cụ thể, đã làm cho người ta rung động và xúc động.
Tác phẩm văn học mà ta nêu cảm nghĩ có thể là một bài ca dao, một bài thơ, một bài văn.
Phải phân tích nội dung và nghệ thuật tác phẩm văn học có chọn lọc mới trình bày được cảm xúc, ý nghĩ của mình về tác phẩm đó. Không thể viết chung hời hợt.\
Các bước làm bài văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học ?
A) Chuẩn bị:
Đọc bài văn, bài thơ,… một vài lần, rút ra ấn tượng ban đầu. Đọc lần nữa để phát hiện ra giọng điệu, chủ đề, những tư tưởng tình cảm cao đẹp, ngôn ngữ nghệ thuật … mà tác giả đã diễn tả rất hay, gây cho mình nhiều điều ấn tượng.
Gạch chân hoặc đánh dấu các chi tiết nghệ thuật, các hình ảnh các câu thơ, câu văn yêu thích mà mình yêu thích nhất.
Làm dàn bài dựng đoạn .
Nháp bài văn đi từ mở bài đến kết bài, viết xong phần nào nên đọc lại phần ấy, sữa chửa rồi viết tiếp sau. Nháp bài văn xong, đọc lại, sữa chữa, bổ sung rồi mới chép vào vở hoặc viết vào giấy thi.
Văn phát biểu cảm nghĩ thuộc nghị luận văn chương.
B) Bố Cục:
+ Phần Mở Bài: Có thể giới thiệu một vài nét về tác phẩm; nêu lên ấn tượng sâu sắc nhất, khái quát nhất của mình khi đọc, khi xem tác phẩm ấy. Mở bài hay nhất là đạt được 2 yêu cầu: tính khái quát và tính định hướng.
+Phần thân bài: Lần lượt nêu lên những tình cảm của riêng mình về những khía cạnh của tác phẩm. Không lan man dài dòng mà nên xoáy sâu vào các trọng tâm trọng điểm. Phải đi lần lượt, nhớ liên kết đoạn.
+Phần kết bài: Nêu lên những cảm nghĩ chung, có thể đánh giá và liên hệ. Tránh dài dòng, trùng lặp và đơn điệu, vô vị.
C) Thao tác cơ bản;
- Phát biểu cảm nghĩ không thể nói chung chung mà phải rất cụ thể, phải chỉ ra được yêu thích, thú vị chỗ nào, tại sao lại yêu thích thú vị ? Nghĩa là phân tích và trích dẫn. Vì vậy phân tích và trích dẫn là thao tác cơ bản nhất để cảm nghĩ.
- Có lúc phải khen, chê chính là viết lời bình khen chê phải chính xác. Lúc nào cũng phải viết lời bình hay, xuất sắc thì bài phát biều cảm nghĩ mới thực sự mang vẻ đẹp trí tuệ.
- Có lúc phải biết liên tưởng so sánh. Từ hiện tượng này mà nghĩ mà nhớ đến hiện tượng văn học khác, tức là liên tưởng: từ trái đào vườn mẹ mà so sánh với đảo Sa Pa, từ câu thơ này mà so sánh với câu thơ khác.
- Viết lời bình, liên tưởng, so sánh là thao tác nên có. Cái gì cũng cần có ở mức độ hợp lí.
3) Hãy phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Rằm Tháng Giêng của chủ tịch Hồ Chí Minh ?
1. Mở Bài:
- Giới thiệu tác giả, hoàn cảnh ra đời, nội dung bài thơ và cảm nghĩ chung của em.
2. Thân Bài:
- Nêu cảm nghĩ theo từng câu thơ ( Vận dụng các biện pháp liên tưởng, tưởng tượng, so sánh…).
- Câu đầu gợi lên một không gian tràn đầy sức sống của mùa xuân. Vầng trăng đêm rằm ở độ tròn đầy và tỏa sáng nhất. Câu thơ tả vầng trăng với thời gian, không gian cụ thể.
- Câu thứ 2: Cảm xúc mùa xuân dào dạt trong lòng nhà thơ, và cả trong người đọc. Ba chữ xuân ( Xuân giang, xuân thùy và tiếp xuân thiên) cùng với trăng rằm mùa xuân tạo nên 5 nét vẽ, 4 tah2nh viên của mỗi bức tranh xuân độc lập nhưng trường hợp thứ nhật trong sự mênh mông của trời đất dưới ánh trăng.
- Câu thứ 3: Trên cái nền trăng là con người và chiếc thuyền trên dòng song nước tỏa hơi mịt mờ như khói. Con thuyền giữa dòng song như ở giữa một cùng hư ảo. Bác làm việc quân trong không gian và thời gioan ấy. Cái mở rộng trở nên thực và cái thực cũng vì thế mà lên đẹp hơn. Đàm quân sự là bàn việc đời sống, việc cứu nước cứu dân. Chuyện chính nghĩa nên đẹp và thú vị.
- Câu thứ 4: Trăng không chỉ sáng trên trời, trên sông, trên nước mà đã tràn về trong tâm hồn nhà thơ.
+ Chuyện
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Nguyễn Nam Phương
Dung lượng: 14,64KB| Lượt tài: 1
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)