Kiểm tra 15 phút tiếng việt kì 2
Chia sẻ bởi Tô Thị Hằng |
Ngày 11/10/2018 |
35
Chia sẻ tài liệu: kiểm tra 15 phút tiếng việt kì 2 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Trường THCS Phương Trung KIỂM TRA 15 PHÚT
Lớp: 7a4 Môn :Tiếng Việt
Họ tên :………………………
Điểm
Lời phê của cô giáo
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng
Câu 1:Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi : “ Hằng ngày ,cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?”
A- Hằng ngày ,mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất .
B- Đọc sách là việc mình dành thời gian nhiều nhất .
C- Tất nhiên là đọc sách .
D- Đọc sách .
Câu 2:Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A-Ai cũng phải học đi đôi với hành. C- Học đi đôi với hành.
B- Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành. D- Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu 3:Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào
A-Trạng ngữ B- Chủ ngữ C- Vị ngữ D-Bổ ngữ
Câu 4: Điền vào phần tác dụng sao cho thích hợp với các câu đặc biệt sau :
Câu đặc biệt
Tác dụng
Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ ,có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?
Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy ?
Chiều ,chiều rồi .Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng .
Khi thì ở chợ Chuối Chắm ,ở đò Tràng Thưa,khi lại về phố Rỗ ,chợ Bì,chợ Bưởi.
Câu 5:Trạng ngữ trong câu : “Trên bốn chòi canh ,ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt ,những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” biểu thị điều gì ?
A- Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu .
B- Mục đích của hành động được nói đến trong câu .
C- Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu .
D- Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu .
Câu 6:Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì ?
A-Để nhấn mạnh ý,chuyển ý hoặc thể hiện cảm xúc nhất định . B- Làm cho câu ngắn gọn hơn.
C- Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ . D-Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn .
Câu 7:Gạch chân dưới các bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết bộ phận trạng ngữ nào không thể tách thành câu riêng :
A- Lan và Huệ chơi thân với nhau từ hồi học mẫu giáo.
B- Qua cách nói năng ,tôi biết nó đang có điều gì phiền muộn trong lòng
C-. Ai cũng phải học tập thật tốt để có vốn hiểu biết phong phú và để tạo dựng cho mình một sự nghiệp .
D- Mặt trời đã khuất sau rặng núi .
Câu 8: Trong các câu sau ,câu nào là câu chủ động ?
A- Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé .
B- Lan được mẹ tặng chiếc cặp mới nhân ngày khai trường .
C- Thuyền bị gió làm lật
D- Tôi lên mười tuổi .
Câu 9: Trong các câu có từ được sau đây ,câu nào là câu bị động ?
A- Cha mẹ sinh được hai người con .
B- Gia đình tôi chuyển về đây được mười năm rồi .
C- Bạn ấy được điểm mười .
D- Mỗi lần được điểm cao ,tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới .
Câu 10:Chuyển các câu sau thành câu chủ động hoặc bị động tương ứng với nó :
A-Ngôi nhà này được ông tôi xây từ hai mươi năm trước đây .
…………………………………………………………………..
B- Cô giáo phê bình Lan vì không làm bài tập về nhà .
…………………………………………………………………….
Câu 11:Phân tích cấu tạo của các câu có cụm C-V làm thành phần theo sơ đồ hình chậu ?
A -Bức tranh này màu rất đẹp .
B-Bố mẹ mong em chăm ngoan ,học giỏi.
C-Giọng hát ấy làm mọi người xúc động .
Câu 12:Cụm C-V có thể làm những thành phần gì trong câu ?
A- Chủ ngữ B- Vị ngữ C-Phụ ngữ D- A,B,C đều đúng
Lớp: 7a4 Môn :Tiếng Việt
Họ tên :………………………
Điểm
Lời phê của cô giáo
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời em cho là đúng
Câu 1:Đâu là câu rút gọn trả lời cho câu hỏi : “ Hằng ngày ,cậu dành thời gian cho việc gì nhiều nhất ?”
A- Hằng ngày ,mình dành thời gian cho việc đọc sách nhiều nhất .
B- Đọc sách là việc mình dành thời gian nhiều nhất .
C- Tất nhiên là đọc sách .
D- Đọc sách .
Câu 2:Câu nào trong các câu sau là câu rút gọn ?
A-Ai cũng phải học đi đôi với hành. C- Học đi đôi với hành.
B- Anh trai tôi luôn học đi đôi với hành. D- Rất nhiều người học đi đôi với hành.
Câu 3:Câu “Cần phải ra sức phấn đấu để cuộc sống tốt đẹp hơn” được rút gọn thành phần nào
A-Trạng ngữ B- Chủ ngữ C- Vị ngữ D-Bổ ngữ
Câu 4: Điền vào phần tác dụng sao cho thích hợp với các câu đặc biệt sau :
Câu đặc biệt
Tác dụng
Ôi! Trăm hai mươi lá bài đen đỏ ,có cái ma lực gì mà run rủi cho quan mê được như thế?
Cha ôi! Cha! Cha chạy đi đâu dữ vậy ?
Chiều ,chiều rồi .Một chiều êm ả như ru văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng .
Khi thì ở chợ Chuối Chắm ,ở đò Tràng Thưa,khi lại về phố Rỗ ,chợ Bì,chợ Bưởi.
Câu 5:Trạng ngữ trong câu : “Trên bốn chòi canh ,ngục tốt cũng bắt đầu điểm vào cái quạnh quẽ của trời tối mịt ,những tiếng kiểng và mõ đều đặn thưa thớt” biểu thị điều gì ?
A- Thời gian diễn ra hành động được nói đến trong câu .
B- Mục đích của hành động được nói đến trong câu .
C- Nơi chốn diễn ra hành động được nói đến trong câu .
D- Nguyên nhân diễn ra hành động được nói đến trong câu .
Câu 6:Tách trạng ngữ thành câu riêng nhằm mục đích gì ?
A-Để nhấn mạnh ý,chuyển ý hoặc thể hiện cảm xúc nhất định . B- Làm cho câu ngắn gọn hơn.
C- Làm cho nòng cốt câu được chặt chẽ . D-Làm cho nội dung của câu dễ hiểu hơn .
Câu 7:Gạch chân dưới các bộ phận trạng ngữ trong các câu sau và cho biết bộ phận trạng ngữ nào không thể tách thành câu riêng :
A- Lan và Huệ chơi thân với nhau từ hồi học mẫu giáo.
B- Qua cách nói năng ,tôi biết nó đang có điều gì phiền muộn trong lòng
C-. Ai cũng phải học tập thật tốt để có vốn hiểu biết phong phú và để tạo dựng cho mình một sự nghiệp .
D- Mặt trời đã khuất sau rặng núi .
Câu 8: Trong các câu sau ,câu nào là câu chủ động ?
A- Nhà vua truyền ngôi cho cậu bé .
B- Lan được mẹ tặng chiếc cặp mới nhân ngày khai trường .
C- Thuyền bị gió làm lật
D- Tôi lên mười tuổi .
Câu 9: Trong các câu có từ được sau đây ,câu nào là câu bị động ?
A- Cha mẹ sinh được hai người con .
B- Gia đình tôi chuyển về đây được mười năm rồi .
C- Bạn ấy được điểm mười .
D- Mỗi lần được điểm cao ,tôi lại được ba mẹ mua tặng một thứ đồ dùng học tập mới .
Câu 10:Chuyển các câu sau thành câu chủ động hoặc bị động tương ứng với nó :
A-Ngôi nhà này được ông tôi xây từ hai mươi năm trước đây .
…………………………………………………………………..
B- Cô giáo phê bình Lan vì không làm bài tập về nhà .
…………………………………………………………………….
Câu 11:Phân tích cấu tạo của các câu có cụm C-V làm thành phần theo sơ đồ hình chậu ?
A -Bức tranh này màu rất đẹp .
B-Bố mẹ mong em chăm ngoan ,học giỏi.
C-Giọng hát ấy làm mọi người xúc động .
Câu 12:Cụm C-V có thể làm những thành phần gì trong câu ?
A- Chủ ngữ B- Vị ngữ C-Phụ ngữ D- A,B,C đều đúng
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Tô Thị Hằng
Dung lượng: 14,85KB|
Lượt tài: 0
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)