Kiem tra 15 p van hk 2

Chia sẻ bởi Lê Thị Hồng Thắm | Ngày 11/10/2018 | 24

Chia sẻ tài liệu: kiem tra 15 p van hk 2 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Đề 1
KIỂM TRA 15 PHÚT VĂN
HKII
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng
Câu 1: Tục ngữ là gì?
Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người.
Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán.
Là một thể văn nghị luận đặc biệt.
Câu 2: Từ “ quả” và “ kẻ trồng cây” trong câu tục ngữ “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây ” có nghĩa là gì?
A. Trái; cây trồng cho trái;
B. Thành quả; người tạo ra thành quả cho ta hưởng thụ;
C. Cây có quả;
D. Hạnh phúc mà ta có được.
Câu 3: Nội dung câu tục ngữ “ Cái răng, cái tóc là góc con người” là gì?
Răng, tóc thể hiện hình dáng của con người.
Răng, tóc là một trong những bộ phận dễ gây ấn tượng.
Răng, tóc thể hiện tính tình, tư cách, tuổi tác của con người.
Răng, tóc làm cho người ta đẹp hơn lên.
Câu 4: Nghệ thuật câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở ” là:
So sánh, hoán dụ;
Đại từ;
Phóng đại; ;
Điệp ngữ;từ ngữ giàu hình ảnh; từ, câu có nhiều nghĩa.
Câu 5: Câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu “ Một mặt người bằng mười mặt của”?
Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ;
Tấc đất tấc vàng;
Người sống đống vàng;
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 6: Câu tục ngữ nào trái nghĩa với câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
Ăn vóc học hay;
Ăn coi nồi, ngồi coi hướng;
Ăn cây nào rào cây ấy;
Ăn cháo đá bát.
II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)
Câu 1: Chép thuộc lòng một câu tục ngữ về con người và xã hội. Nêu nội dung và nghệ thuật của câu đó. Tìm một câu có nội dung tương tự. ( 3 điểm)
Câu 2: Hãy giải thích nghĩa của các câu tục ngữ sau: (4 điểm)
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Thương người như thể thương thân;
c ) Học ăn, học nói, học gói, học mở.
d ) Một mặt người bằng mười mặt của.
Đề 2

KIỂM TRA 15 PHÚT VĂN
HKII
I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) Khoanh tròn chữ cái đầu câu đúng
Câu 1: Tục ngữ là gì?
A.Là một thể loại văn học dân gian diễn tả đời sống nội tâm của con người.
B.Là những câu nói dân gian ngắn gọn, ổn định, có nhịp điệu, hình ảnh, thể hiện những kinh nghiệm của nhân dân về mọi mặt.
C.Là một thể loại văn học dân gian có tác dụng gây cười và phê phán
D.Là một thể văn nghị luận đặc biệt.
Câu 2: Yếu tố “ thì ” và “ thục ” trong câu tục ngữ “ Nhất thì, nhì thục” có nghĩa là gì?
A. Thời gian, cày bừa;
B. Thời vụ, cày bừa;
C. Làm ruộng, làm đất;
D. Thời vụ, làm ruộng.
Câu 3: Nội dung câu tục ngữ “ Cái răng, cái tóc là góc con người” là gì?
A.Răng, tóc thể hiện hình dáng của con người.
B.Răng, tóc là một trong những bộ phận dễ gây ấn tượng.
C.Răng, tóc thể hiện tính tình, tư cách, tuổi tác của con người.
D.Răng, tóc làm cho người ta đẹp hơn lên.
Câu 4: Nghệ thuật câu tục ngữ “Học ăn, học nói, học gói, học mở ” là:
A.So sánh, hoán dụ;
Đại từ;
Phóng đại; ;
Điệp ngữ;từ ngữ giàu hình ảnh.
Câu 5: Câu tục ngữ nào đồng nghĩa với câu “ Một mặt người bằng mười mặt của”?
Tháng hai trồng cà, tháng ba trồng đỗ;
Tấc đất tấc vàng;
Người sống đống vàng;
Đói cho sạch, rách cho thơm.
Câu 6: Câu tục ngữ nào trái nghĩa với câu “ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”?
Ăn vóc học hay; B. Ăn coi nồi, ngồi coi hướng;
C. Ăn cây nào rào cây ấy; D.Ăn cháo đá bát.
II. TỰ LUẬN ( 7 điểm)
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Lê Thị Hồng Thắm
Dung lượng: 8,32KB| Lượt tài: 0
Loại file: rar
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)