Kiểm tra 1 tiết văn học 7 kỳ 1
Chia sẻ bởi Đỗ Thị Hạnh |
Ngày 11/10/2018 |
42
Chia sẻ tài liệu: kiểm tra 1 tiết văn học 7 kỳ 1 thuộc Ngữ văn 7
Nội dung tài liệu:
Tiết 41 KIỂM TRA VĂN HỌC
MA TRẬN
Mức độ
Tên chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Thấp
Cao
Ca dao dân ca
Nhớ được chủ đề đã học
Thuộc được một số bài trong các chủ đề đã học
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Số điểm: 2,5
Tỉ lệ: 25%
Số câu: 1
Số điểm:2,5
Tỉ lệ: 25%
Văn bản Qua Đèo Ngang
Bạn đến chơi nhà
Hiểu được nội dung biểu đạt trong một tác phẩm trữ tình
Biết so sánh đối chiếu nhận xét điểm giống nhau, khác nhau
Viết được đoạn văn biểu cảm trình bày suy nghĩ, cảm nhận về số phận người phụ nữ khi xưa
Số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu:1
Sốđiểm:2,5
Tỉ lệ:25%
Số câu:1
Sốđiểm:2
Tỉ lệ:20%
Số câu:1
Số điểm:3
Tỉ lệ: 30%
Số câu: 2
Số điểm: 7,5
Tỉ lệ: 75%
Tổng số câu
Số điểm
Tỉ lệ
Số câu: 4
Số điểm:10
Tỉ lệ:100%
Đề bài
Câu 1(2.5đ)
Nêu các chủ đề trong ca dao, dân ca mà em đã được học. Chép thuộc lòng một bài ca dao mà em thích nhất.
Câu 2 (2,5đ)
Bài thơ Sông núi nước Nam – đề chẵn (Bánh trôi nước – đề lẻ) được sáng tác bằng thể thơ nào, nêu đặc điểm của thể thơ đó, nêu nội dung biểu đạt trong bài thơ ?
Câu 4 (3đ)
Qua bài thơ Bánh trôi nước và chùm ca dao than thân bắt đầu bằng cụm từ « thân em » đã giúp em hiểu gì về số phận người phụ nữ trong xã hội xưa(viết một đoạn văn biểu cảm khoảng 10 – 15 câu)
Câu 4 (2đ)
Phân biệt sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong hai bài thơ “Qua đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến).
Đáp án
Câu 1: Có 4 chủ đề trong ca dao, dân ca đã học:
- Những câu hát về tình cảm gia đình
- Những câu hát về tình yêu quê hương, đất nước, con người
- Những câu hát than thân
- Những câu hát châm biếm
Chép thuộc lòng đúng được 1 bài ca dao đã học (tùy chọn)
Câu 2
Bài Sông núi nước Nam, bánh trôi nước: thể thơ thất ngôn tứ tuyệt(cả bài có 4 câu mỗi câu 7 chữ, gieo vần ở cuối dòng thơ 1,2,4.
Nội dung:
Bài thơ Sông núi nước Nam được coi như bản tuyên ngôn tuyên bố về độc lập chủ quyền và sự toàn vẹn lãnh thổ. Bài thơ còn nêu cao ý chí quyết tâm chống giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước.
Bài thơ Bánh trôi nước vừa tả thực cái bánh trôi có hình dạng tròn được làm từ bột nếp có màu trắng có nhân đường bên trong, được làm chín khi luộc trên nước sôi vừa có ý nghĩa ẩn dụ ca ngợi trân trọng vẻ đẹp và phẩm chất son sắt của người phụ nữ khi xưa, vừa thể hiện niềm cảm thông sâu sắc với số phận chìm nổi của họ.
Câu 3:
- Nội dung: Bài thơ thông qua việc nói về cái bánh trôi nước, tác giả đã nói lên vẻ đẹp ngoại hình, phẩm chất trong trắng, son sắt cũng như thân phận chìm nổi của người phụ nữ VN trong XH PK. Qua đó ta hiểu được tình cảm vừa trân trọng, vừa cảm thương của tác giả đối với họ.
- Nghệ thuật: ngôn ngữ bình bị; phép đối, NT tương phản, đối lập
Câu 4: Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong:
- Bài thơ “Qua đèo Ngang”: chỉ 1 người – nhân vật trữ tình – nhà thơ: đó là sự hòa hợp trong một nội tâm buồn.
- Bài thơ “Bạn đến chơi nhà”: chỉ 2 người (nhân vật trữ tình – nhà thơ và bạn): đó là sự hòa hợp của hai con người trong một tình bạn chan hòa, vui vẻ; tuy hai mà như một, tuy một mà là hai.
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...
Người chia sẻ: Đỗ Thị Hạnh
Dung lượng: 17,33KB|
Lượt tài: 20
Loại file: docx
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)