Kiểm tra 1 tiết văn 7

Chia sẻ bởi Phạm Thị Thu Thủy | Ngày 11/10/2018 | 31

Chia sẻ tài liệu: kiểm tra 1 tiết văn 7 thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

ÔN TẬP KIỂM TRA 1 TIẾT VĂN KÌ II
Câu 1: Nối cốt A ( tên tác phẩm ) sao cho tương xứng với cột B( tác giả) trong ô sau đây:
A. Tác phẩm
B. Tác giả
C. Nối

 1. Đức tính giản dị của Bác Hồ.
 a. Hoài Thanh.
 1 -

 2. Ý nghĩa Văn chương.
 b. Hồ Chí Minh.
 2-

 3.Tinh thần yêu nước của nhân dân ta
 c. Phạm Văn Đồng.
 3


 d. Đặng Thai Mai.


Câu 2: Câu nào sau đây là câu tục ngữ?
a. Cò bay thẳng cánh. b. Lên thác xuống ghềnh.
c. Một nắng hai sương. d. Khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen.
Câu 3: Đề cao vai trò của thầy là nghĩa của câu tục ngữ nào?
a Không thầy đố mày làm nên. b. Học thầy không tày học bạn.
c. Yêu bạn kính thầy mới nên. d. Lạy lục khúm núm không bằng ghi tạc lời thầy.
Câu 4: Vừa là nhà cách mạng nổi tiếng và nhà văn hóa lớn, quê ở Quảng Ngãi. Người đó là ai?
a. Hoài Thanh. b. Phạm Văn Đồng. c. Đặng Thai Mai. c. Hoài Chân.
Câu 5: Trong văn bản “ Ý nghĩa văn chương”, tác giả đã sử dụng phương thức biểu đạt nào?
a.Chứng minh kết hợp với giải thích và bình luận. b.Chứng minh kết hợp với bình luận.
c.Chứng minh kết hợp với tự sự. d.Chứng minh kết hợp với miêu tả.
Câu 6: Theo quan niệm của Hoài Thanh nguồn gốc của văn chương là ?
a.Văn chương bắt nguồn từ tình cảm vàcuộc sống lao động của con người.
b.Văn chương bắt nguồn từ thế giới thần bí của con người.
c.Văn chương giúp ta có tình cảm và lòng vị tha.
d.Văn chương sáng tạo ra sự sống
Câu 7: “ Thanh bạch” có nghĩa là:
a. Thanh cao và lịch sự. b. Trong sạch và giản dị trong lối sống.
Có đức độ và hiểu biết sâu. d. Nhẹ nhàng, trong sáng.
Câu 8: Trong văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”,tác giả đã dẫn chứng tính giản dị của Bác ở những phương diện nào?
a. Giản dị trong đời sống, quan hệ với mọi người, tác phong.
b. Giản dị trong đời sống, công việc, quan hệ với mọi người, trong lời nói bài viết. .
c Giản dị trong quan hệ với mọi người, trong lời nói bài viết, tác phong.
d. Giản dị trong quan hệ với mọi người, trong đời sống, tác phong. .
Câu 9 :Văn bản “ Lòng yêu nước của nhân dân ta” thuộc kiểu nghị luận nào?
a. Nghị luận xã hội. b. Nghị luận về một tác phẩm truyện. c. Nghị luận văn chương nói chung. d. Nghị luận về một bài thơ.
Câu 10:Công dụng nào của văn chương không được Hoài Thanh khẳng định trong bài viết của mình ?
a. Văn chương giúp cho ta tình cảm và lòng vị tha
b. Văn chương giúp bồi đắp và xây dựng tình cảm cho con người..
c. Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có
d. Văn chương phản ánh hiện thực cuộc sống, sáng tạo sự sống
Câu 11: Nêu điểm giống nhau về nghệ thuật của bài “ Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất” và “ Tục ngữ về con người xã hội ” ?
……………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 12: Nêu ý nghĩa của văn bản “ Đức tính giản dị của Bác Hồ”
……………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
Câu 13: Qua văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta”, em học tập được điều gì ở cách viết văn nghị luận của Bác.
……………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 14: Viết đoạn văn chứng minh rằng : “ Văn chương gây cho ta những tình cảm ta chưa có”?
………………………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………………………………………….
Câu 15: Câu nào sau đây là câu tục ngữ?
a. Chó cắn áo rách. b. Lá lành đùm lá rách.
c. No cơm ấm áo. d. Khố rách áo ôm.
Câu 16: Đề cao việc học bạn là nghĩa của câu tục ngữ nào?
a Không thầy đố mày làm nên. b. Học thầy không tày học bạn.
c. Yêu bạn kính thầy mới
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thị Thu Thủy
Dung lượng: 78,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)