Kiem tra 1 tiet HKI

Chia sẻ bởi Phạm Thanh Hùng | Ngày 17/10/2018 | 21

Chia sẻ tài liệu: kiem tra 1 tiet HKI thuộc Hóa học 8

Nội dung tài liệu:

Trường THCS Huỳnh Việt Thanh MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
GV : Hồ Ngọc Đan Thanh MÔN: HÓA 8 - Tuần 13 tiết 25
Tên chủ đề chương (nd)
Mức độ nhận thức
Tổng cộng


Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao


Chương II: Phản ứng hóa học (8 tiết)

Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học.
Cho VD mỗi loại
Nêu các bước lập phương trình hóa học.
Cho VD
Bài tập áp dụng định luật bảo toàn khối lượng. viết công thức và tính khối của 1 chất (1,5 đ) lập 4 phương trình hóa học (2 đ)
Lập phương trình hóa học sau đó xác định tỉ lệ số nguyên tử trên phương trình



5 câu
10 điểm
100%

Tổng số câu (5 câu)
Tổng số điểm: 10 đ
Tỉ lệ:1000%
1 câu = 2 đ
20%
1 câu = 3 đ
30%
2 câu = 3,5 đ
35%
1 câu = 1,5 đ
15%






















Trường THCS Huỳnh Việt Thanh ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT
GV : Hồ Ngọc Đan Thanh MÔN: HÓA 8 - Tuần 13 tiết 25
Câu 1) Phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học? Cho VD mỗi loại? (2 đ)
Câu 2) Nêu các bước lập phương trình hóa học? Cho VD? (3 đ)
Câu 3) Viết công thức vê khối lượng cho phản ứng giữa kim loại kẽm và axit Clohidric (HCl) tạo ra chất kẽm Clorua (ZnCl2) và khí hidrô. Cho biết khối lượng của kẽm và axit Clohidric đã phản ứng là 6,5 gam và 7,3 gam. Khối lượng của chất kẽm clorua là 13,6g. hãy tính khối lượng của khí hidrô bay lên. (1,5 đ)
Câu 4) Cho sơ đồ của các phản ứng sau hãy lập phương trình hóa học (2 đ)
a) K + O2 t0 K2O
b) Al + CuCl2 AlCl3 + Cu
c) Al + Cl2 t0 AlCl3
d) Zn + HCl ZnCl2 + H2
Câu 5) Biết rằng photpho đỏ P tác dụng với khí oxi tạo hợp chất P2O5. (1,5 đ)
Lập phương trình hóa học của phản ứng?
Cho biết tỉ lệ nguyên tử P là lần lượt với số phân tử của hai chất khác nhau trong phản ứng.

ĐÁP ÁN HÓA 8 (Tuần 13 – tiết 25)

Câu 1) – Hiện tượng biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu gọi là hiện tượng vật lí. (0,5 đ)
VD: Đúng (0,5 đ)
Hiện tượng chất biến đổi có tạo ra chất khác gọi là hiện tượng hóa học. (0,5 đ)
VD: Đúng (0,5 đ)
Câu 2) có 3 bước lập PTHH:
Viết sơ đồ của phản ứng, gồm công thức hóa học của các chất phản ứng và sản phẩm. (0,5 đ)
Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức. (0,5 đ)
Viết PTHH. (0,5 đ)
VD: - Al + O2 Al2O3 (0,5 đ)
- 4Al + 3O2 2Al2O3 (0,5 đ)
- 4Al + 3O2 2Al2O3 (0,5 đ)
Câu 3) mZn + mHCl = mZnCl2 + mH2 (0,5 đ)
mZn = mHCl = 6,5 + 7,3 = 13,8 (g) (0,5 đ)
mH2 = 13,8 - 13,6 = 0,2 (g) (0,5 đ)
Câu 4) a. 4K + O2 2K2O (0,5 đ)
b. 2Al + 3CuCl2 2AlCl3 + 3Cu (0,5 đ)
c. 2Al + 3Cl2 2AlCl3 (0,5 đ)
d. Zn + 2HCl ZnCl2 + H2 (0,5 đ)
Câu 5) a. 4P + 5O2 t0 2P2O5 (1 đ)
b. Số phân tử P: số phân tử O2 : số phân tử P2O5 là 4 : 5 : 2 (0,5đ)
Cứ 4 nguyên tử P phản ứng với 5 phân tử O2
Cứ 4 nguyên tử P phản ứng tạo thành 2 phân tử P2O5
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phạm Thanh Hùng
Dung lượng: 45,00KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)