Kiểm tra 1 tiết

Chia sẻ bởi Đinh Văn Lộc | Ngày 26/04/2019 | 22

Chia sẻ tài liệu: Kiểm tra 1 tiết thuộc Sinh học 9

Nội dung tài liệu:

Họ và tên :
Lớp : 9/…
Bài kiểm tra 1 tiết môn sinh học 9 ( tiết 24 )
Thời gian : 45 phút

Điểm
Nhận xét của GV



A/Trắc nghiệm (4đ):
I. Chọn và khoanh tròn vào phương án trả lời đúng nhất (3.0đ).
Câu 1. Trong phép lai phân tích, nếu kết quả phép lai đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen gì ?
A. Đồng hợp. B. Dị hợp. C. Phân tính. D. Đồng tính.
Câu 2. Thực chất của sự di truyền độc lập các tính trạng là gì ?
A. Tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng là 3 trội : 1 lặn.
B. Tỉ lệ phân li của các cặp tính trạng luôn luôn là 9 : 3 : 3 : 1.
C. Tỉ lệ của mỗi kiểu hình bằng tích tỉ lệ của các tính trạng hợp thành nó.
D. Tỉ lệ của các biến dị tổ hợp luôn luôn là 50% so với bố và mẹ.
Câu 3: Ở người gen A quy định tóc quăn, gen a quy định tóc thẳng. Phép lai nào sau đây cho kết quả đời sau có người con tóc quăn, có người con tóc thẳng ?
A. AA x aa B. Aa x aa . C. AA x AA. D. aa x aa.
Câu 4 : Cho lai cây hoa đỏ với cây hoa trắng thu được F1 toàn cây hoa đỏ. Tính trạng hoa đỏ là tính trạng gì ?
A. Trội. B. Lặn. C. Trung gian. D. Trung tính.
Câu 5 : Ở người gen a quy định bệnh máu khó đông, bố và mẹ đều bình thường có kiểu gen Aa. Xác xuất sinh ra con bị mắc bệnh máu khó đông là bao nhiêu ?
A. 25%. B. 50%. C. 75% . D. 100%.
Câu 6 : Phép lai nào sau đây cho ra kết quả nhiều kiểu hình nhất?
A. EEFF x eeff . B. Eeff x eeFf. C. EeFF x EEFF . D. EEff x eeFF.
Câu 7 : Thực chất của sự thụ tinh là
A. sự phát sinh giao tử đực và cái.
B. sự kết hợp giữa một cá thể đực với một cá thể cái.
C. sự kết hợp giữa nguyên phân và giảm phân.
D. sự kết hợp giữa hai bộ nhân đơn bội thành bộ nhân lưỡng bội.
Câu 8 : Tại sao trứng có kích thước và khối lượng lớn hơn tinh trùng rất nhiều?
A. Vì số lượng tinh trùng gấp 4 lần so với số lượng trứng.
B. Vì bộ nhiễm sắc thể của trứng lớn hơn nhiều so với tinh trùng.
C. Vì trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng.
D. Vì mỗi lần thụ tinh chỉ có một trứng tham gia.
Câu 9 : Một mạch gốc của ADN có trình tự như sau : - A – G – T – X – T – A- G - . Mạch bổ sung là
A. – T – X – A – G – A – T – X - . B. – U – X – A – G – A – U – G -.
C. – U – G – T – X – T – U – G - . D. - A – G – T – X – T – A- G -.
Câu 10 : 2 phân tử ADN tiến hành tự nhân đôi liên tiếp 3 đợt. Số ADN con được tạo ra là bao nhiêu?
A. 4 . B. 6. C. 8. D. 16
Câu 11. Các nucleotit giữa 2 mạch của ADN liên kết với nhau theo nguyên tắc……..
A. đa phân. B. bổ sung. C. giữ lại một nửa. D. tự nhân đôi.
Câu 12. ADN được cấu tạo theo nguyên tắc đa phân, gồm nhiều đơn phân là các ………..
A. nucleic. B. ribo nucleic. C. đeoxi ribo nucleic. D. nucleotit.
II. Nối câu ở cột A tương ứng với cột B ( 1,0 điểm ) Diễn biến của NST trong nguyên phân
Cột A
Cột B
Đáp án

Câu 13 : Kỳ đầu
A. 2 cromatictrong từng NST kép tách nhau ở tâm động thành 2 NST đơn rồi phân ly về 2 cực của tế bào.
Câu 13 :

Câu 14 : Kỳ giữa
B. NST đóng xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
Câu 14 :

Câu 15 : Kỳ sau
C. Các NST đơn nằm gọn trong 2 nhân mới được hình thành với số lượng là bộ lưỡng bội 2n NST .
Câu 15 :

Câu 16 : Kỳ cuối
D. Các NST đơn tự nhân đôi thành NST kép.

Câu 16 :

E. NST kép
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Đinh Văn Lộc
Dung lượng: | Lượt tài: 0
Loại file:
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)