Kiểm định CLGD trường tiểu học

Chia sẻ bởi Phan Quốc Anh | Ngày 12/10/2018 | 51

Chia sẻ tài liệu: Kiểm định CLGD trường tiểu học thuộc Bài giảng khác

Nội dung tài liệu:







HỘI NGHỊ TRIỂN KHAI
CÔNG TÁC KIỂM ĐỊNH
CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG TIỂU HỌC



Tân Uyên, ngày 27/02/2009
1
Mục đích kiểm định chất lượng GD tại các trường tiểu học :
Xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn của trường tiểu học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục ;
Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng giáo dục của trường , để các cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục .
2
Quy trình kiểm định chất lượng trường tiểu học:
Được thực hiện qua các bước như sau :
Tự đánh giá của trường ;
Đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục của trường ;
Đánh giá ngoài và đánh giá lại (nếu có) đối với trường ;
Công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và cấp giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục .
3
Nguyên tắc kiểm định chất lượng trường tiểu học :
Theo 3 nguyên tắc :
Tuân thủ theo quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông theo quyết định 83/2008/QĐ-BGDĐT ;
Đánh giá trường theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT ban hành;
Độc lập, khách quan, công khai và minh bạch .
4
Điều kiện đăng ký kiểm định chất lượng trường tiểu học :
Trường tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 trở lên ;
Đối với các trường chưa đạt chuẩn thực hiện tự đánh giá nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục .
5
Chu kỳ kiểm định chất lượng trường tiểu học
Đối với trường tiểu học, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục là 5 nă m/ lần
6
Quy trình Tự đánh giá chất lượng giáo dục trường tiểu học
Qua 7 bước :
Thành lập Hội đồng tự đánh giá;
Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá;
Xây dựng kế hoạch tự đánh giá;
Thu thập, xử lý và phân tích các thông tin, minh chứng;
Đánh giá mức độ đạt được theo từng tiêu chí;
Lập báo cáo tự đánh giá;
Công bố báo cáo tự đánh giá.


7
B1: Thành lập HĐ tự đánh giá
Hiệu trưởng ra quyết định thành lập HĐ tự đánh giá . HĐ có ít nhất 07 thành viên , gồm:
Hiệu trưởng là chủ tịch Hội đồng;
Phó hiệu trưởng là phó CT hội đồng ;
Thư ký HĐ trường là thư ký HĐ tự đánh giá ;
Các thành viên gồm : đại diện HĐ trường , tổ khối trưởng chuyên môn, tổ trưởng hành chánh, đại diện các đoàn thể , tổ chức trong nhà trường , giáo viên cố uy tín ( nếu có)

8
Có thể thành lập thêm các nhóm phụ việc :
Nhóm thư ký : có từ 2-3 người , nhóm trưởng là thành viên trong Hội đồng tự đánh giá ;
Các nhóm chuyên trách từ 2 đến 5 người (gồm các thành viên trong HĐ và các CBGV, nhân viên khác trong nhà trường)
Nhiệm vụ của các nhóm chuyên trách là thu thập các thông tin, minh chứng cho các tiêu chí đánh giá ;
Nhiệm vụ của nhóm thư ký là giúp thư ký HĐ tự đánh gía tổng hợp và lập báo cáo tự đánh giá của trường .
9
Nhiệm vụ của HĐ tự đánh giá :
( 6 nhiệm vụ )
Phổ biến công khai việc triển khai tự đánh giá , quy trình tự đánh giá và phân công các bộ phận, cá nhân trong nhà trường phối hợp thực hiện ;
Xây dựng kế hoạch tự đánh giá;
Thu thập thông tin, minh chứng;
Rà soát toàn bộ hoạt động của trường , so sánh đối chiếu kết quả đạt được với các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GDĐT quy định; đánh giá mức độ nhà trường đạt được theo từng tiêu chí;
Lập báo cáo tự đánh giá ;
Duy trì cơ sở dữ liệu về chất lượng giáo dục của trường .
10
Quyền hạn của HĐ tự đánh giá :
Chủ tịch HĐ chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của HĐ và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong HĐ , các nhóm phụ việc cho HĐ ;
Các thành viên trong HĐ , các nhóm phụ việc cho HĐ được tập huán về nghiệp vụ kiểm định chất lượng giáo dục ;
Đề nghị lãnh đạo nhà trường thực hiện kế hoạch hành động phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu đã chỉ ra trong báo cáo tự đánh giá của trường ;
Được phép thuê chuyên gia tư vấn giúp HĐ triển khai hoạt động tự đánh giá ( không bắt buộc)
11
B2: Xác định mục đích, phạm vi tự đánh giá :
Mục đích : là nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng giáo dục nhà trường, để giải trình với các cơ quan chức năng, xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục nhà trường; để cơ quan chức năng đánh giá và công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục ;
Phạm vi : đánh giá bao quát toàn bộ các hoạt động giáo dục của trường theo từng tiêu chí của 6 tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục nhà trường
12
B3: Xây dựng kế hoạch tự đánh giá :
Gồm các nội dung chính :
Mục đích và phạm vi tự đánh giá ;
Thành lập HĐ tự đánh giá và trách nhiệm cụ thể từng thành viên ;
Dự kiến các nguồn lực và thời diểm cần huy động ;
Công cụ đánh giá;
Dự kiến các thông tin và minh chứng cần thu thập cho từng tiêu chí ;
Thời gian biểu cho từng hoạt động
13
B4: Thu thập thông tin minh chứng
Thông tin, minh chứng được thu thập từ hồ sơ lưu trữ của nhà trường , từ các cơ quan có liên quan, từ phiếu hỏi hoặc phỏng vấn những người có liên quan.
Khi thu thập thông tin và minh chứng phải kiểm tra độ tin cậy , tính chính xác , mức độ phù hợp và liên quan đến từng tiêu chí .
Trong trường hợp không thể tìm được thông tin, minh chứng cho một tiêu chí nào đó , HĐ tự đánh giá phải làm rõ lý do ;
Thông tin , minh chứng phải được chỉ rõ nguồn gốc và được lưu trữ cẩn thận tại nhà trường .


14
B5: xử lý, phân tích thông tin, minh chứng thu được .
Các cá nhân hay nhóm chuyên trách phụ việc khi thu được các thông tin và minh chứng phải xử lý và kiểm tra tính chính xác ,tính phù hợp .
Các thông tin, minh chứng được sử dụng trong báo cáo tự đánh giá phải trung thực và chính xác, được dùng làm căn cứ minh họa trong Phiếu mô tả tiêu chí
Phiếu mô tả tiêu chí : là tài liệu ghi nhận kết quả làm việc của cá nhân hoặc nhóm công tác theo từng tiêu chí và là cơ sở để tổng hợp thành báo cáo tự đánh giá của trường .
15
B6: Đánh giá mức độ trường đạt được theo các tiêu chí .
Tiêu chí được xác định là đạt khi các chỉ số đều đạt
Tổng cộng có 33 tiêu chí cần đánh giá trong 6 chuẩn :
+ Chuẩn 1 : Tổ chức và quản lý nhà trường (8 tiêu chí);
+ Chuẩn 2 : CBQL, giáo viên và nhân viên (4 TC );
+ Chuẩn 3 : Chương trình và các hoạt động giáo dục (6 TC) ;
+ Chuẩn 4 : Kết quả giáo dục (4 TC);
+ Chuẩn 5 : Tài chính và CSVC (9 TC ) ;
+ Chuẩn 6 : Nhà trường, gia đình và xã hội (2 TC).

16
B7: Lập báo cáo tự đánh giá
BC mô tả ngắn gọn, rõ ràng, chính xác , đầy đủ các hoạt động giáo dục ;
Phải chỉ ra được điểm mạnh, điểm yếu và nêu ra được các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục , kế hoạch thực hiện , thời hạn hoàn thành ;
BC được trình bày lần lượt theo các tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn được báo cáo lần lượt theo từng tiêu chí ;
Mỗi tiêu chí trong BC phải trình bày đầy đủ các phần : mô tả hiện trạng,điểm mạnh,điểm yếu, giải thích nguyên nhân,kế hoạch cải tiến,tự đánh giá : đạt hay không đạt ;
Kết quả đánh giá từng tiêu chí được tổng hợp vào Bảng tổng hợp kết quả tự đánh giá

17
Lập BC tự đánh giá (tt)
Sau khi hoàn thành dự thảo BC, HĐ tự đánh giá thực hiện các công việc sau :
Công bố kết quả tự đánh giá và lấy ý kiến trong nhà trường (2 tuần);
Thu thập ý kiến và xử lý thông tin; bổ sung , hoàn thiện báo cáo lần cuối;
Các thành viên trong HĐ ký tên xác nhận vào bản báo cáo đánh giá, Hiệu trưởng ký tên, đóng dấu và công bố công khai BC tự đánh giá;
Tổ chức lưu trữ thông tin, minh chứng …
Gửi BC tự đánh giá về Phòng GDĐT .

18
Dàn ý của Báo cáo tự đánh giá :
19
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Phan Quốc Anh
Dung lượng: 840,50KB| Lượt tài: 2
Loại file: ppt
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)