Kịch bản kể chuyện 1000 năm Thăng Long

Chia sẻ bởi Thùy Linh | Ngày 11/10/2018 | 32

Chia sẻ tài liệu: Kịch bản kể chuyện 1000 năm Thăng Long thuộc Ngữ văn 7

Nội dung tài liệu:

Kịch bản dự thi kể chuyện 1000 năm Thang Long Hà Nội và học tập Chiếu dời đô của Lý Thái Tổ
Phần I
Tiếng ru từ hậu trường :
Khi con vừa mới sinh ra
Mẹ hiền thôi đã lìa xa cõi đời
Ân tình nghĩa phụ con ơi
Mai sau trí lớn đáp lời nước non
Chuyện kể rằng, cách đây hơn 1000 năm về trước, ở châu Cổ Pháp, tỉnh Bắc Ninh, có người đàn bà họ Phạm. Một đêm, bà nằm mơ thấy giao duyên với thần và có thai. Vào đêm trở dạ, bỗng cả một vùng xung quanh sáng rực ánh hào quang , hương thơm ngào ngạt. Sau cơn vật vã, bà sinh hạ được một bé trai mặt mũi khôi ngô, sáng sủa. Khi cậu bé vừa cất tiếng khóc chào đời thì bà mẹ cũng mất vì kiệt sức. Nhà sư Vạn Hạnh đã đem cậu về nuôi và đặt tên là Công Uẩn, mang họ Lí.
Lên ba tuổi,( ảnh) Công Uẩn được sư Vạn Hạnh gửi cho sư đệ của mình là Lí Khánh Văn nuôi dưỡng
Lí Khánh Văn không quên lời căn dặn của sư huynh, ( ảnh) ông đã ra sức dạy dỗ Công Uẩn bằng tất cả tình yêu thương của một người cha dành cho con.( ảnh)
Ngôi chùa Minh Châu trầm mặc nằm giữa một khu vườn xanh mướt lá, dòng sông Tiêu êm đềm chảy bên cái làng Dương Lôi nhỏ bé đã chở che cho tuổi thơ trong sáng, giàu ước mơ lớn lao của Công Uẩn. Cậu bé tuy nhỏ tuổi nhưng đã sớm bộc lộ tư chất của một bậc hào kiệt.
Hàng ngày, ngoài những giờ đàm đạo trong trai phòng, sư Lí Khánh Văn còn truyền dạy cho Công Uẩn những bài võ lợi hại của nhà Phật.
Một hôm, hai thầy trò đang luyện tập thì một chú tiểu vào báo ( ảnh) : “ Bạch thầy ! Thiền sư Vạn Hạnh mới về và có lời mời thầy tới chùa Tâm”
Ngôi chùa nhà sư Vạn Hạnh chủ trì ẩn hiện trong khung cảnh của khu rừng đại ngàn. Từ lúc ở kinh sư về, sư Vạn Hạnh vẫn lặng lẽ như đang suy nghĩ một điều hệ trọng (ảnh)
Sau mấy năm trời xa cách, nỗi nhớ sư đệ và Công Uẩn không lúc nào nguôi trong lòng sư Vạn Hạnh. Hai nhà sư gặp nhau, trong lòng ngập tràn cảm xúc mà không nói nên lời.
Sau một tuần trà, hai vị sư cùng nhau bàn về thế sự. Sư Vạn Hạnh nhỏ nhẹ : “ Giờ đây, đang lúc thái bình thịnh trị, vua sáng, tôi hiền, chính là lúc cho nhân tài thi thố gây dựng sự nghiệp. Ta về đây là để …”
Thấy sư huynh ngập ngừng, Lí Khánh Văn chợt hiểu : “ Dạ, thưa có phải ý sư huynh muốn Công Uẩn lai kinh ?”
Sư Vạn Hạnh gật đầu :“ Triều đình rất cần những nhân tài như Công Uẩn. Mảnh đất nhỏ bé này đâu phảilà nơi cho phượng hoàng tung cánh. Ngày mai, ta muốn Công Uẩn theo ta lên đường”…
Vậy là Công Uẩn đã theo sư Vạn Hạnh về kinh đô.( ảnh) Chẳng mấy chốc, Công Uẩn đã là một chàng trai 18 tuổi. Ngày ngày, chàng cùng các vương tôn, công tử đọc sách thánh hiền, luyện tập võ nghệ, ( ảnh) hồi hộp chờ đến hội
* Một số tài liệu cũ có thể bị lỗi font khi hiển thị do dùng bộ mã không phải Unikey ...

Người chia sẻ: Thùy Linh
Dung lượng: 42,50KB| Lượt tài: 0
Loại file: doc
Nguồn : Chưa rõ
(Tài liệu chưa được thẩm định)